Tag

Phụ huynh hối hả với “cuộc đua” cho con vào lớp 6

Giáo dục 15/06/2020 17:58
aa
TTTĐ - Bỏ dở công việc chỉ để đưa đón học thêm, chạy xô đi mua hồ sơ, khảo sát khắp nơi tìm trường cho con... với nhiều phụ huynh ở Hà Nội, “cuộc đua” cho con vào lớp 6 có lẽ còn căng thẳng hơn thi đại học.

Phụ huynh hối hả với “cuộc đua” cho con vào lớp 6

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phương pháp dạy con thông minh của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

Bộ GD&ĐT yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước ngày 15/8

Ngày 30/6, Hà Nội công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh đầu cấp

Nhiều đánh giá tích cực sau đợt khảo sát trực tuyến học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Bố, mẹ thay phiên nghỉ làm đưa con đi luyện thi

Nuôi giấc mơ cho con vào “trường Ams”, từ trước Tết, chị Chu Thanh Hương (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã đôn đáo tìm các lớp học thêm để luyện thi cho con 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Cứ tưởng như vậy là sớm nhưng đến khi cho con vào học chị mới “té ngửa” khi nhiều gia đình khác đã cho con đi học từ rất lâu.

“Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”, về nhà vợ chồng chị bàn bạc với nhau và quyết định phải tăng tốc bằng cách cho con đi học thêm nhiều ca, nhiều lớp khác nhau cho kịp tiến độ.

“Càng tìm hiểu trên các diễn đàn làm cha mẹ trên mạng xã hội, tôi càng sốt ruột hơn. Mẹ thì khen thầy này tốt, mẹ khác thì bảo cô kia chương trình ôn sát với đề thi hơn. Tôi hỏi han khắp nơi rồi cũng đăng ký cho con đi học một lớp ở Cầu Giấy, lớp ở Đống Đa vì nghe nói mỗi trường ra một dạng đề khác nhau. Đi học hai nơi cho... chắc”, chị Hương hào hứng chia sẻ.

Thế là ngày nào cũng vậy, chị cùng chồng phải phân công nhau đưa con đi luyện thi. Nhà ở Thanh Xuân, đi làm ở Hoàn Kiếm trong khi đăng ký cho con đi học 1 buổi ở Cầu Giấy, 1 buổi ở Đống Đa, khi còn chưa đến giờ nghỉ trưa, chị phải “mắt trước mắt sau” trốn sếp rồi nháo nhào chạy về để cơm nước rồi đưa con đi học ôn bên Cầu Giấy. Buổi chiều, vì vướng chấm công bằng vân tay nên chị “cắt cử” chồng từ cơ quan tận mạn Tây Hồ chạy về kịp đưa con đi học ca chiều.

“Thời tiết Hà Nội mấy tuần vừa rồi nắng nóng khủng khiếp, vợ chồng con cái đều hoa mắt, chóng mặt vì học với thi. Có những hôm tôi mệt đến nuốt không trôi bát cơm nữa nhưng trót “đâm lao thì phải theo lao”. Giờ mà bỏ dở giữa chừng thì công sức đổ sông đổ biển”, chị Hương giãi bày.

Với lịch học dày đặc, con trai chị Hương gần như không còn thời gian nghỉ ngơi, tự học hay làm việc gì khác. Ban ngày cháu học trên trường, các buổi tối thì đánh đu ở lớp luyện thi Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt. Dường như chưa thực sự yên tâm, chị Hương còn đăng ký cho con tham gia nhiều kỳ thi thử ở các lớp luyện thi, học thêm sách nâng cao, học online. Ngày nào gia đình chị cũng đi ngủ khi đồng hồ đã điểm quá 11 giờ đêm.

Cùng quan điểm như gia đình chị Hương, để có được một suất học cho con vào những trường THCS “top” đầu, nhiều bậc cha mẹ đã phải tạm gác công việc, chạy xô mua hồ sơ, tìm hiểu trường cho con.

“Nhiều lúc mình cũng thấy thương con vì phải học quá nhiều nhưng chỉ vì mong muốn con có một môi trường học tập tốt nhất, có tương lai vững chắc hơn. Thật sự là căng thẳng và mệt mỏi!”, chị Trần Thị Tú Trinh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Áp lực “khủng”

Những năm trước, các trường chất lượng cao của Hà Nội thực hiện xét tuyển vào lớp 6 dựa trên kết quả học tập 5 năm tiểu học và thành tích tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, văn hóa, văn nghệ do Sở GD&ĐT Hà Nội và Bộ GD&ĐT tổ chức. Để đạt được những yêu cầu mà các trường đề ra, ngoài việc tích cực cho con đi học thêm để có kết quả học tập tốt ở trường, phụ huynh còn “đổ xô” cho con tham gia các cuộc thi của ngành Giáo dục để có hồ sơ đẹp.

Để tránh tình trạng “hồ sơ đẹp như tranh”, năm nay là năm thứ hai Sở GD&ĐT Hà Nội “cởi trói” cho các trường chất lượng cao của thành phố tổ chức thi đánh giá năng lực kết hợp với xét tuyển.

Năm học 2020 - 2021, TP Hà Nội tiếp tục triển khai thí điểm chương trình đào tạo quốc tế THCS quốc gia Việt Nam và chương trình giáo dục nhận chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE tại 7 trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và lớp 6 THCS của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Với các trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo Đề án “Thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội”, thực hiện theo phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực, căn cứ vào điểm số để tuyển sinh.

Năm học 2020 - 2021, chỉ tiêu vào lớp 6 ở Hà Nội khoảng 135.000 học sinh, tăng 6.200 em so với năm học trước. Ở Hà Nội, áp lực “khủng” có thể kể đến các trường "đình đám" nhất như hệ THCS của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THCS Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội), THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đoàn Thị Điểm, Archimedes Academy... Năm ngoái, tỷ lệ "chọi" kỷ lục thuộc về THCS Ngoại ngữ là 1/30.

Theo chia sẻ từ đại diện trường Liên cấp Lương Thế Vinh, Hà Nội: "Trước kỳ khảo sát năng lực, nhà trường bố trí một số buổi hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm và tiếp cận với những câu hỏi học sinh được làm và sẽ làm bài khảo sát năng lực".

Bảy trường THCS công lập tuyển sinh vào lớp 6 đào tạo song bằng hệ Cambrigde cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tổng chỉ tiêu chỉ 350 học sinh nên cuộc đua ngầm vào 14 lớp hệ song bằng chưa bao giờ là đơn giản.

Thiết nghĩ, việc thi đánh giá để phân loại học sinh trong tuyển sinh là cần thiết, tránh tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp"; Học sinh có trình độ hạn chế phải "gồng" mình theo học ở các trường đòi hỏi kiến thức cao. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên áp đặt mong muốn, kỳ vọng của mình lên các con. Phụ huynh cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng và sức học của con em mình để lựa chọn những trường phù hợp.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp Giáo dục

Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp

TTTĐ - Chiều 3/10, tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip nhạy cảm của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa tổ chức ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 với 6 thành viên.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12 Giáo dục

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12

TTTĐ - Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25-26/12.
Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học Giáo dục

Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học

TTTĐ - Giáo viên dạy hợp đồng môn Ngữ văn để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học đã bị đình chỉ.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường Giáo dục

Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường

TTTĐ - Ngay sau khi có thông tin về học sinh được phát miễn phí nước uống tại khu vực gần cổng trường, không ít trường hợp bị đau bụng phải nhập viện, nhiều trường học đã phát đi cảnh báo đến phụ huynh, học sinh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát khu vực bên ngoài cổng trường.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
Xem thêm