Tag

Phụ huynh bức xúc vì trường Quốc tế Singapore thu học phí cao trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Bạn đọc 14/05/2020 15:17
aa
TTTĐ - Mới đây, trường Quốc tế Singapore (SIS) có thông báo về việc thu 80% tiền học phí dạy online trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Nhiều người cho rằng việc học online không có lịch trình, học sinh học không hiệu quả nên đã tập trung trước cổng đòi được đối thoại.

Phụ huynh bức xúc vì trường Quốc tế Singapore thu học phí cao trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Nhiều phụ huynh căng băng rôn yêu cầu trường Quốc tế Singapore (SIS) trả lại học phí

Bài liên quan

Cơ sở giáo dục ngoài công lập không được thu học phí nếu không tổ chức học trực tuyến

Cha mẹ “mở cờ” khi thoát cảnh vừa làm vừa trông trẻ

"Gia đình vui, đẩy lùi Covid" đồng hành cùng trẻ quay lại trường học

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2020 - 2021

Tâm tư của phụ huynh trong ngày cho trẻ mầm non đi học trở lại

Phụ huynh căng băng rôn yêu cầu trả lại học phí

Phản ánh tới Đường dây nóng báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều phụ huynh cho biết, sau nhiều ngày gửi thư tới trường Quốc tế Singapore (quận Ba Đình, Hà Nội) nhưng không nhận được hồi đáp hoặc bị lảng tránh về vấn đề học phí online trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, sáng 13/5, các phụ huynh học sinh đã kéo nhau đến cơ sở giáo dục này đòi được đối thoại để làm rõ.

Theo ghi nhận của phóng viên, một số phụ huynh còn căng băng rôn với dòng chữ: “Yêu cầu trường Quốc tế Singapore trả lại tiền học phí trong thời gian học sinh nghỉ tránh dịch Covid-19” để phản đối chính sách thu học phí không rõ ràng của trường này trong thời gian học sinh cả nước phải nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo một số phụ huynh, bên cạnh những bất cập trong việc thu học phí online thì trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhà trường đã tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh nhưng việc kiểm soát chất lượng chưa đảm bảo. Có những hôm chương trình dạy học quá dễ, có hôm lại quá khó đã khiến học sinh tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn.

Chị Nguyễn Minh Nguyên Th (36 tuổi, có con gái học lớp 2 tại đây) cho biết, trước đó, nhiều phụ huynh thắc mắc về việc: “Tại sao không thống nhất phần mềm học trực tuyến?” (Google Classroom, Microsoft Teams); “Tại sao không gửi kế hoạch học tập cho chúng tôi?”; “Tại sao không gửi thời khóa biểu cho chúng tôi?”… nhưng trường không trả lời.

Đến ngày 8/5, bà Ngô Thị Chi, Giám đốc vận hành SIS có gửi thông báo tới cha mẹ học sinh về việc: “20% học phí học phần 3 đã đóng sẽ được trừ vào học phí năm học 2020 - 2021”, “Phí học tiếng Anh tăng cường, phí dịch vụ đưa đón và tiền ăn của học phần 3 sẽ được chuyển sang học phần 4. Trong trường hợp cần hoàn trả, thủ tục hoàn trả sẽ được thực hiện sau khi năm học kết thúc. Từ ngày 11/5 đến 26/6, nhà trường sẽ tổ chức học bù một tiết sau giờ học chính khóa”…

Qua bản thông báo này, phụ huynh học sinh cho biết, bằng cách nói “mập mờ câu chữ” như trên, SIS đã rất khéo để tránh nói đến việc tính tiền học phí đối với những ngày học sinh nghỉ vì ảnh hưởng của dịch và học online tại nhà. Việc học sinh đi học bù trở lại là cách mà SIS bổ sung cho các tiết học của học phần 3 còn thiếu.

Điều họ bất bình ở đây là, SIS đang coi thường phụ huynh học sinh vì trước khi ra thông báo này, cơ sở giáo dục này không có một trao đổi nào. “Phụ huynh cực chẳng đã mới phải đến đây đứng nắng như vậy. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng lên tiếng để việc này được giải quyết thấu đáo. Họ kêu dạy học online với môn Tiếng Anh nhưng học sinh không nắm được lịch trình học".

"Trước đó, kế hoạch dạy online như thế nào giữa phụ huynh và nhà trường cũng không có cuộc họp đối thoại nào. Chúng tôi đặt câu hỏi với nhà trường chất lượng học online có được đảm bảo hay có sự giám sát của bộ ngành để con tôi có đủ trình độ để thi hết lớp 2 chưa? Sao thu học phí trong khi việc học không đáp ứng được? Học phí của con tôi lên đến 283 triệu/năm với hệ song ngữ, đây là khoản tiền không hề nhỏ”, chị Th nói.

Ngày 11/5, nhiều phụ huynh cũng đã yêu cầu nhà trường giải thích về khoản thu học phí. Đến khoảng 9 giờ, vị đại diện trường này ra mời đại diện các phụ huynh vào để trao đổi. Tuy nhiên, tại cuộc gặp này, Hiệu trưởng, Hiệu phó và quản lý của trường chỉ lắng nghe. “Khi chúng tôi thắc mắc về vấn đề trên thì họ nói việc này đã qua, không cần bàn nữa”, chị Th bức xúc nói.

Đến khoảng 11 giờ, sau khi hai bên không thống nhất được tiếng nói chung, chị Th và các phụ huynh có mặt yêu cầu trường tổ chức đối thoại và được đơn vị này hứa sẽ sắp xếp một cuộc trao đổi công khai trong tuần nhưng đến nay nhà trường vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.

Cũng như chị Th, chị Phạm Thị Minh T có con đang theo học lớp 2 cho hay, theo quy định của Nhà nước, việc học online này chỉ được thu phí và triển khai nếu như có sự đồng thuận của phụ huynh với nhà trường bằng văn bản trước khi việc học được tiến hành.

“Tuy nhiên, trước đó chúng tôi không hề được nhận bất cứ một văn bản nào, vì lý do gì mà nhà trường lại nói trường thu của phụ huynh từ 80 - 100% học phí trong thời gian học sinh nghỉ vì dịch như vậy. Việc thông báo chỉ gửi 20% học phí vào năm học sau trong trường hợp con tôi không học ở đây nữa sẽ thế nào? Việc thông báo mập mờ này làm cho phụ huynh hiểu rằng nếu con tôi không học ở đây nữa sẽ mất toàn bộ số tiền học phí”, chị T nói.

Thông báo của lãnh đạo trường Quốc tế Việt Nam - Singapore gửi phụ huynh học sinh ngày 8/5
Thông báo của lãnh đạo trường Quốc tế Việt Nam - Singapore gửi phụ huynh học sinh ngày 8/5

Ngoài ra, phụ huynh này cũng cho rằng, chất lượng giảng dạy trong việc học online cũng gặp một số bất cập khi lịch giảng dạy không đủ thời gian. Học sinh lớp 2 không tập trung học được nên không hiệu quả, một phần các thầy cô không có kế hoạch giảng dạy, không có thời khoá biểu, không gửi các phiếu bài tập khi chương trình diễn ra….

“Có hôm, con học 30 phút thì cô mới gửi phiếu bài tập, không bám sát chương trình, sách giáo khoa. Các con học bị động, thời lượng giảng dạy không đảm bảo, có hôm 2 tiết chỉ học 1,5 tiết đã xong rồi. Bài tập môn tiếng Anh con tôi gửi nhiều lần cô giáo không chấm trong khi nhà trường thu 80% học phí”, một phụ huynh thắc mắc.

Chưa có cuộc đối thoại trả lời thoả đáng

Về vấn đề học trực tuyến, SIS thông báo cho học sinh học trực tuyến từ ngày 3/2, nhưng phải đến 19/3 cơ sở giáo dục này mới triển khai được. “Việc học online thời điểm này còn rất lộn xộn, không có thời khóa biểu nào trước khi việc học được tiến hành, hoàn toàn là do sự tùy hứng của nhà trường. Phụ huynh cứ phải chạy theo, cảm giác rất mệt mỏi”, chị T chia sẻ.

Việc học trực tuyến tại trường bắt đầu ổn định kể từ ngày 3/4 nhưng thời gian này là học phần 4 (tiếp đến cho tới hết ngày 26/6). Đến thời điểm hiện tại, theo chị T con chị đã học trực tuyến gần 1/2 học phần 4. Như vậy với cách tính học phí trên, ở học phần 3, các phụ huynh chỉ được SIS giảm 20% học phí, số tiền này sẽ được trừ vào học phí năm học 2020 - 2021, chứ phụ huynh không được nhận tiền mặt.

”Vì thế, trong trường hợp năm tới phụ huynh không cho con tiếp tục theo học trường này thì số học phí trên cũng không thể lấy được, coi như mất trắng. Chúng tôi cũng hỏi về vấn đề này nhưng trường không trả lời”, chị T thắc mắc.

Ở học phần 4, tuy học sinh đã trải qua 1/2 học phần học trực tuyến nhưng phụ huynh phải đóng 100% học phần như những học phần bình thường trên lớp trước đó.

Chị Th mong muốn lãnh đạo SIS đối thoại với phụ huynh để có cách giải quyết thấu đáo nhất
Chị Th mong muốn lãnh đạo SIS đối thoại với phụ huynh để có cách giải quyết thấu đáo nhất

Được biết, mức học phí hiện tại của chương trình song ngữ mà con chị Th và chị T đang theo học là hơn 220 triệu đồng (nếu thanh toán theo năm học, thanh toán trước 30 ngày). Trong trường hợp cha mẹ học sinh thanh toán theo học phần (mỗi năm học gồm 4 học phần) thì số tiền lên tới 240 triệu đồng (chênh lệch so với đóng cả năm tới 20 triệu đồng). Cụ thể, học phần 1 đóng 84.887.000 đồng, học phần 2 đóng 60.633.000 đồng, học phần 3 là 60.633.000 đồng, học phần 4 là 36.380.000 đồng.

Đó chỉ mới dừng ở mức học phí, nếu tính thêm cả chi phí đi lại, ăn uống, tiền học phẩm và xây dựng nhà trường thì số tiền mà các phụ huynh phải nộp cho con trong năm học 2019 - 2020 lên tới 283 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thuý H có 3 con (học lớp 1, lớp 4 và lớp 6) đang theo học trường Quốc tế Singapore cơ sở tại Gamuda Gardens quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, trong thời gian nghỉ dịch các con chị cũng học thêm âm nhạc, kiến thức… nên nhà trường thu 85% học phí.

“Tôi mong muốn nhà trường có mức thu học phí online hợp lý, chúng tôi phủ nhận việc trường hoàn 100% vì các thầy cô cũng bỏ thời gian giảng dạy. Tuy nhiên, việc thu 85% học phí là quá lớn so với việc học như thế. Ba con tôi mỗi tháng đóng tiền học phí là 66 triệu đồng”, chị H cho hay.

Trong báo cáo gửi lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) của trường Quốc tế Việt Nam - Singapore ngày 11/5/2020, nhà trường nhận được phản ánh của đại diện phụ huynh một số học sinh để gặp Ban Giám hiệu nhà trường liên quan đến vấn đề học phí. Đại diện nhà trường đã sắp xếp gặp và ghi nhận ý kiến của phụ huynh về vấn đề này.

Sau buổi họp, ba phụ huynh đã đồng ý để nhà trường tìm hiểu các vấn đề mà họ đưa ra và chuẩn bị các thông tin liên quan, sắp xếp một buổi họp để trả lời các ý kiến của phụ huynh”, văn bản của trường Quốc tế Việt Nam - Singapore nêu.

Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về vấn đề này, phòng đã yêu cầu trường Quốc tế Singapore báo cáo đầy đủ về nội dung sự việc. Đồng thời, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cũng đã cử đoàn công tác trực tiếp xuống làm việc với nhà trường để chỉ đạo, phối hợp giải quyết những bức xúc, phản ánh của phụ huynh học sinh.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc này tới bạn đọc.

Đọc thêm

Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động Bạn đọc

Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động

TTTĐ – Mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng một trạm bê tông nhựa nóng tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vẫn hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông khi xe ra vào tại điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A .
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai Đường dây nóng

Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai

TTTĐ - Theo Thông báo số 269/TB-UBND ngày 24/10/2024, việc chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của Công ty May Hai, Hải Phòng (tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền) là đúng trình tự và đúng quy định pháp luật.
Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ Nhịp sống phương Nam

Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ

TTTĐ - Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định đơn vị trúng gói thầu xây lắp dự án tại huyện Cần Giờ có dấu hiệu cung cấp hồ sơ không trung thực, làm sai lệch kết quả đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Qua đó, cơ quan này chuyển hồ sơ sang Công an TP Hồ Chí Minh điều tra xử lý.
Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế Đường dây nóng

Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế

TTTĐ - UBND phường Vĩnh Tuy cho biết, nếu hộ gia đình ông Vũ Trọng Cảnh, bà Vũ Thị Mai Hương không tự giác tháo dỡ công trình xây dựng không phép sẽ bị cưỡng chế theo quy định.
Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu Đường dây nóng

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu

TTTĐ - Sáng 24/10, các cơ quan chức năng xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) đã ra quân phá bỏ điểm mua bán xăng, dầu trái phép cuối cùng của hộ ông Phạm Phú Vĩ, (thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện), tiền ấn nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn giao thông trên hành lang quốc lộ 5A.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh? Đường dây nóng

Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh?

TTTĐ - Tổng công ty Thăng Long bị loại khỏi gói thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương vì làm giả hồ sơ dự thầu?
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Xem thêm