Tag

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

Chung tay vì an toàn thực phẩm 12/07/2024 17:58
aa
TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Nguy cơ ngộ độc từ những bữa cỗ Bài 3: Hạn chế rủi ro ngộ độc thực phẩm bằng cách nào? Bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng trong gia đình

Nguy cơ luôn hiện hữu

Không thể phủ nhận rằng, tính ưu việt của dịch vụ nấu ăn lưu động là tiện lợi, gọn gàng, tiết kiệm hơn so với việc đặt cỗ, tiệc tại các nhà hàng, khách sạn; đồng thời giảm tải những mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình vào ngày đại sự.

“Từ lâu các dịp giỗ chạp nhà mình đều thuê người nấu. Dịch vụ nấu ăn lưu động sẽ phục vụ từ A đến Z, không ai phải tất bật chuẩn bị bát đĩa, xoong nồi, đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp mà chi phí thì cũng rất phải chăng nên mình cứ thuê cho tiện”, chị Chu Vân Trang (ở huyện Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ.

Thông thường, để chuẩn bị kịp cho bữa cỗ, thực phẩm thường được chế biến trước đó từ 10-20 tiếng, do không bảo quản cẩn thận nên dễ ôi, thiu. Mặt khác, vị trí chế biến thực phẩm cũng chưa phù hợp; nhiều gia đình ở nông thôn thường quây bạt, bầy cỗ ở gần chuồng nuôi gia súc, gia cầm, hồ, ao, hay bãi đất trống trong vườn; thiếu dụng cụ che đậy, nguồn nước.

Trong khi đó ở các đô thị, không ít khu vực chế biến dựng gần vỉa hè, lòng đường, nơi có mặt độ phương tiện giao thông đông đúc, bụi bặm, thậm chí gần hố ga... Những yếu tố đó dẫn đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay nhiều gia đình chọn dịch vụ nấu cỗ tại nhà vì tính tiện lợi
Hiện nay nhiều gia đình chọn dịch vụ nấu cỗ tại nhà vì tính tiện lợi

Chị Chu Vân Trang chia sẻ khi nhà có việc chị thường gọi chỗ nấu cỗ quen; hơn nữa cũng chưa xảy ra tình huống xấu nào nên chị cũng không lo lắng gì.

Hơn nữa, nguồn thực phẩm đầu vào ở nhiều đám cưới chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là thịt gia súc, gia cầm, các loại rau, củ, quả, chất phụ gia... Trong khi đó, những người nấu cỗ (kể cả nấu thuê) chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữa gia chủ và người nấu cỗ chỉ thỏa thuận miệng về số mâm, số món mà không có hợp đồng cam kết trách nhiệm khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, không may mắn như chị Trang, nhà chị Hoàng Quỳnh Anh (ở huyện Đông Anh, Hà Nội) có kỷ niệm nhớ đời từ bữa cỗ nấu ngoài. Biết tin con trai đỗ lớp 10 với số điểm cao, chị rất vui mừng và muốn tổ chức một bữa ăn uống mời hai bên nội ngoại đến chúc mừng.

Được người hàng xóm giới thiệu địa chỉ hay nấu cỗ, chị Quỳnh Anh liền đặt luôn 5 mâm. Mặc dù đây là lần đầu tiên đặt cỗ nhưng chị khá tin tưởng vì theo như quảng cáo đây là chỗ có nhiều năm làm nghề.

Tuy nhiên, sau khi ăn cỗ nhiều người có biểu hiện đau bụng, đi ngoài. Bỗng chốc buổi tiệc vui lại biến thành kỷ niệm không ai muốn nhớ đến.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Theo các chuyên gia y tế, vào mùa Hè khi nhiệt độ từ 37 - 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Thêm vào đó, thói quen đơn giản trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến... không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Đặc biệt, việc kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Trên thực tế, nhiều nơi chưa tuân thủ đầy đủ những yêu cầu bắt buộc trên.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn những cơ sở nấu cỗ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Người tiêu dùng cần cẩn trọng lựa chọn những cơ sở nấu cỗ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đề cập đến vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong nhấn mạnh, việc thực hiện lưu mẫu thức ăn hỗ trợ rất lớn trong quá trình thu thập thông tin và điều tra khi có nghi ngờ xảy ra về ngộ độc thực phẩm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như tính minh bạch của cơ sở kinh doanh.

Với bếp ăn tập thể, việc lưu mẫu thức ăn được đánh giá rất quan trọng khi xảy ra sự cố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Khi đó, việc lưu mẫu thức ăn sẽ được cơ quan chức năng thu giữ và dùng cho các công đoạn kiểm tra, chứng thực về độ an toàn, vệ sinh của từng thành phẩm nguyên liệu.

Trong khi đó, TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Do đó, các loại thực phẩm đều có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt với những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao như thịt, cá, trứng, sữa hoặc thực phẩm không được làm sạch, do quá trình sản xuất, vận chuyển bị ô nhiễm. Ngoài ra, một số món ăn như canh, súp hoặc thực phẩm phải chế biến qua nhiều khâu sẽ có nguy cơ “dính” vi khuẩn từ bên ngoài.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, với các bếp ăn tập thể, bữa cỗ tập trung đông người như đám cưới, tiệc… đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Đơn cử như việc phải phục vụ nhiều người một lúc, tốc độ phục vụ nhanh khiến thức ăn chưa đủ thời gian chín, đồ chín để lẫn đồ sống dễ nhiễm khuẩn, hay việc đồ ăn phải chuẩn bị từ sớm có nguy cơ ôi thiu.

Đọc thêm

Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific

TTTĐ - Sáng 6/9, đoàn kiểm tra do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao Pan Pacific Hà Nội (số 1 đường Thanh Niên, quận Ba Đình).
Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão

TTTĐ - Khi mùa mưa bão đến, việc mất điện và lũ lụt thường hay xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, nước uống và thuốc men sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường. Do vậy, các bà nội trợ thường có thói quen dự trữ thực phẩm có thời gian bảo quản lâu dài đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão.
Ngành Y tế Hà Nội sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngành Y tế Hà Nội sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn Khẩn số 278/SYT-NVY về việc triển khai công tác phòng chống lụt bão cơ bão số 3 Yagi gửi Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Không xảy ra sự cố an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không xảy ra sự cố an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh

TTTĐ - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 30/8 đến ngày 3/9), công tác đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch, an toàn thực phẩm được ngành Y tế triển khai nghiêm túc theo đúng quy định.
Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới

TTTĐ - Một năm học mới lại bắt đầu, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng từng bữa ăn ở trường của học sinh đang trở thành một vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhà trường, phụ huynh cũng như toàn xã hội.
Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, trước hàng loạt các vụ khách du lịch ngộ độc thực phẩm xảy ra trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.
Điều tra, xử lý hơn 150 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Điều tra, xử lý hơn 150 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tích cực điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam.
Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới Giáo dục

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã sẵn sàng mọi điều kiện đón học sinh. Đặc biệt, các nhà trường đều chú trọng đảm bảo điều kiện tổ chức ăn bán trú.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - Sáng 29/8, UBND huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn huyện”.
Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ lễ 2/9 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ lễ 2/9

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4105/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.
Xem thêm