Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đối thoại với đại biểu sinh viên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao lưu đối thoại cùng sinh viên
Bài liên quan
Nhiều vấn đề nóng giới trẻ quan tâm được lãnh đạo các Bộ ngành giải đáp
Kỳ vọng lớn gửi Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X
Bản lĩnh - học tập - sáng tạo - tình nguyện - hội nhập - phát triển
Đổi mới, nâng cao chất lượng, thực sự là người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của sinh viên
Đổi mới, nâng cao chất lượng, thực sự là người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của sinh viên
Nỗ lực để đất nước thoát nghèo
Đại biểu Nguyễn Thị Hương Giang, đến từ Hải Phòng mở đầu chương trình đối thoại với câu hỏi: Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có quan điểm cho rằng để đảm bảo sinh viên hội nhập, Chính phủ nên công nhận tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ 2. Quan điểm của Phó Thủ tướng như thế nào về vấn đề này?
Với câu hỏi này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mời đại biểu Nguyễn Thị Hương Giang lên sân khấu giao lưu. Phó Thủ tướng hỏi lại: “Với cháu tiếng Anh là ngoại ngữ hay ngôn ngữ”. “Dạ, với cháu là ngoại ngữ đồng thời là ngôn ngữ vì ngành học của cháu đòi hỏi phải giỏi ngoại ngữ”, Giang trả lời.
Tùy vào điều kiện từng gia đình, niềm đam mê thì chọn các bạn nên chọn ngoại ngữ cho phù hợp. Biết thêm nhiều ngoại ngữ rất tốt, đặc biệt nên giỏi tiếng Anh để phù hợp thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiến pháp thông qua năm 2013 trong đó điều 5, có quy định ngôn ngữ chính của nước Việt Nam là tiếng Việt và các dân tộc khác có quyền dùng ngôn ngữ của mình. Tôi xin trả lời, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ 2, thứ 3.
Đối với trăn trở về việc chảy máu chất xám và hỗ trợ sinh viên ưu tú của đại biểu Nguyễn Thị Như Quỳnh đến từ tỉnh Thái Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Đất nước chúng ta còn nghèo lắm và chế độ hỗ trợ toàn diện, bền vững cho các sinh viên giỏi chưa có là rất đúng. Chúng ta có rất nhiều đối tượng cần hỗ trợ: người có công, người yếu thế... với ngân sách bỏ ra rất lớn. Ngay cả nhiều người có công, lại bị nhiễm chất độc màu da cam có cuộc sống hết sức khó khăn nhưng sự hỗ trợ chưa đủ. Nói như thế không phải để thanh minh cho việc chưa có chính sách hỗ trợ toàn diện cho sinh viên giỏi.
Chúng ta hiện có nhiều chương trình hỗ trợ. Nếu đó là con em gia đình nghèo thì có chế độ hỗ trợ hộ nghèo; con em gia đình chính sách thì có chế độ hỗ trợ gia đình chính sách. Còn lại Nhà nước cũng có chế độ hỗ trợ học bổng, tuy ít nhưng cũng hỗ trợ được các bạn một phần.
Đối với các trường, khi thực hiện tự chủ, Chính phủ có yêu cầu có quỹ học bổng dành cho đối tượng chính sách và sinh viên giỏi. Học bổng dành cho sinh viên giỏi không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ và các trường, mà còn tạo ra sự thi đua, cạnh tranh giữa các trường. Trường nào có chế độ học bổng tốt dành cho sinh viên giỏi thì sinh viên giỏi sẽ theo học thì uy tín trường đó sẽ nâng cao.
Đại biểu đặt câu hỏi tại chương trình giao lưu |
Những nước cấp học bổng toàn phần, bán phần cho sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài học giỏi là những nước có thu nhập quốc dân rất lớn. Tuy nhiên, các bạn sinh viên nhận được học bổng toàn phần, bán phần của nước ngoài vẫn theo học mà không gọi là chảy máu chất xám. Các bạn học xong có thể về đất nước cống hiến, mà cũng có thể chưa cần về đất nước ngay, mà ở lại đó làm việc vẫn có thể cống hiến cho đất nước. Có nhiều cách cống hiến cho đất nước, mà gần đây chúng ta có sự kiện kết nối tất cả các trí thức, trong đó có nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học từ các trường rất nổi tiếng. Tuy nhiên, mọi người chỉ về để kết nối còn sau đó lại quay lại nước ngoài làm việc, thông qua môi trường mạng chúng ta có thể đóng góp rất tốt.
Một mặt chúng ta có thể xem xét tất cả các chính sách để tăng cường sự hỗ trợ tự phía Nhà nước. Các trường Đại học trong quá trình phát huy tự chủ cũng cần lưu ý điều này. Nhưng điều quan trọng nhất, tất cả chúng ta, từ bạn học giỏi đến những bạn chưa giỏi cần nỗ lực hơn, để đất nước không thể nghèo mãi thế này được và chính các bạn phải cố gắng.
Càng chia sẻ kiến thức càng nhân lên
Quan tâm đến Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”, đại biểu Ngô Tuấn Sơn, đến từ Hà Nội đặt câu hỏi: “Chính phủ có phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” và bước đầu thu hút sự tham gia của thanh thiếu nhi. Xin Phó thủ tướng chia sẻ thêm về định hướng triển khai Đề án trong thời gian sắp tới và vai trò của Hệ tri thức Việt số hóa trong kết nối, tra cứu và trao đổi thông tin dành cho sinh viên Việt Nam?
Vấn đề này được Phó Thủ tướng giải đáp: Ý tưởng ban đầu là, giờ bước vào thời đại mới, ngày xưa là xoá mùa chữ, bây giờ là xoá mù về tri thức công nghệ. Anh em có gọi là theo tinh thần bình dân học vụ 2.0. Dữ liệu thì nằm ở các nơi, có sự cát cứ. Bây giờ làm sao để quy tụ tri thức về một mối, hệ thống nó và phân loại nó. Nếu hình thành được dữ liệu như vậy kết nối internet thì mọi người dân đều được trợ giúp.
Những anh em làm hệ thống này có khát vọng lớn, hiện nay bước đầu xác lập dữ liệu ở các phân hệ: giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và du lịch. Hiện nay, các bộ đang cố gắng để một vài tuần nữa là có những sản phẩm ứng dụng ban đầu.
Tôi chia sẻ với các bạn, có nhiều thứ nếu chia sẻ thì nó mất đi nhưng chia sẻ ở đây thì nó càng nhân lên, để có được hệ thống dữ liệu lớn, giúp đỡ được người khác. Ví dụ như, chia sẻ cách học để vượt vũ môn thôi, nếu chia sẻ ra được thì giúp cho người khác. Đặt câu hỏi cũng là một cách đóng góp cho hệ tri thức Việt. Dự kiến 1.1.2019 tới đây, chúng tôi có thể giới thiệu những ứng dụng từ hệ Tri thức Việt số hoá.
Chúng ta sẽ làm những bản đồ tốt hơn cả google map hiện tại đã làm ở một số tỉnh, thành phố. Nếu các bạn góp phần chia sẻ dữ liệu vào đây thì chúng ta sẽ tạo ra nền tảng để phục vụ lợi ích cộng đồng của đất nước chúng ta chứ không phục vụ lợi ích của riêng doanh nghiệp nào cả.
Chúng tôi mong muốn Hệ tri thức Việt số hoá sẽ là môi trường để các bạn đóng góp bằng những việc làm có ích. Tôi mong T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam giới thiệu và hướng dẫn cho các trường cùng tham gia.
Phó Thủ tướng cũng nhắn nhủ, sinh viên nới riêng, thanh niên Việt Nam nói chung hãy nghĩ lớn, hoài bãi lớn nhưng hãy bắt đầu từ việc nhỏ để xây dựng đất nước.