Tag
Quỳ Châu – Nghệ An:

Phó Chủ tịch UBND xã ngang nhiên phá rừng

Bạn đọc 26/03/2019 13:46
aa
TTTĐ - Hơn 2ha rừng sản xuất tại xã Châu Phong huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã bị Phó chủ tịch UBND xã này chỉ đạo đốn hạ. Trách nhiệm của chủ rừng, các lực lượng thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng huyện Quỳ Châu ở đâu? Vì sao một đương kim Phó chủ tịch UBND xã có đủ nhận thức, hiểu biết lại trở thành lâm tặc?

Phó Chủ tịch UBND xã ngang nhiên phá rừng

Đường kính cây gỗ bị đốn hạ chừng 50cm.

Bài liên quan

Dự án thu hút đầu tư “tiếp tay” cho đất tặc?

Thu hút đầu tư vào Nghệ An: Nhiều nhà đầu tư lớn góp mặt

Khát vọng miền Tây

Nghệ An: Khai mạc Hội báo Xuân Kỷ Hợi 2019

Nghệ An: Bao giờ cân đối được thu, chi?

Ông Lê Hồng Vinh chính thức nhậm chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Phó Chủ tịch UBND xã… là lâm tặc !

Ngày 3/3/2019, sau khi Kiểm lâm địa bàn xã Châu Phong tuần tra bảo vệ rừng tại Tiểu khu 196, thuộc đất rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu đã phát hiện ông Vi Văn Thanh (SN 1983) và ông Lê Văn Nhị (SN 1969), cùng trú tại bản Mây, xã Châu Phong có hành vi tự ý chặt phá rừng tại lô 25, khoảng 6, Tiểu khu 196.

Ngày 4/3/2019, các cơ quan chức năng huyện Quỳ Châu đã thành lập đoàn kiểm tra hiện trường để xác định diện tích rừng bị chặt phá. Qua đó, xác định ông Vi Văn Thanh có hành vi phá hoại 24.985m2; với ông Lê Văn Nhị là 12.500m2.

Theo đó, loại rừng ông Vi Văn Thanh và ông Lê Văn Nhị đã phá, được kiểm tra xác định là rừng sản xuất; trạng thái rừng hỗn giao HG2 (rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ tự nhiên núi đất). Trữ lượng trên diện tích ông Vi Văn Thanh đã chặt phá là 11.280 cây tre, nứa và hơn 31m3 gỗ; trữ lượng trên diện tích ông Lê Văn Nhị đã chặt phá là 4.650 cây tre nứa, 17,725m3 gỗ.

Những vạt rừng bị chặt phá và đã bị đốt trụi.
Những vạt rừng bị chặt phá và đã bị đốt trụi.

Thông qua cuộc họp dân để vận động tố giác, ngày 7/3/2019, cơ quan chức năng huyện Quỳ Châu đã phát hiện thêm có 6 trường hợp hộ dân lấn chiếm đất rừng thuộc khu vực Tiểu khu 196 với mục đích để phát trồng cây keo. Qua kiểm tra, diện tích 6 hộ dân lấn chiếm gần 6 ha, thuộc loại đất rừng sản xuất, có trạng thái phần lớn là đất trống. Những khu vực đất rừng này đều thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Kiên – Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu cho hay: Qua quá trình kiểm kê đo đếm, nhận thấy sự việc vượt quá mức xử lý hành chính nên đã lập hồ sơ chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ. Đích thân chủ tịch huyện, lãnh đạo sở NN&PTNT cũng đã chỉ đạo cần phải điều tra làm rõ sự việc. Theo ông Kiên, hiện tại đang điều tra, xem xét thời gian phá rừng lúc nào, phá như thế nào.

Trước khi làm việc với ông Kiên, chúng tôi đã có cuộc xâm nhập thực tế theo thông tin người dân phản ánh và đã ghi nhận được hình ảnh cả một khoảnh rừng rộng bị phá tan hoang, nhiều gốc cây có đường kính chừng 50cm chỉ còn trơ lại gốc, nhiều vạt rừng đã bị đốn hạ rồi được đốt nham nhở… Một người dân tại bản Mây xã Châu Phong thông tin: rừng ấy bị phát những ngày gần tết, họ đưa cưa xăng, rựa… thuê người làm ồ ạt mấy ngày.

Phó Chủ tịch UBND xã ngang nhiên phá rừng

Chúng tôi đặt câu hỏi: là một phó chủ tịch có đầy đủ nhận thức, hiểu biết nhưng tại sao lại đi phá rừng? ông Kiên nêu ý kiến: Khả năng là sau khi phát sẽ, trồng keo để chiếm dụng thành đất của mình.

Trách nhiệm của chủ rừng ở đâu?

Tiểu khu 196 là đất rừng sản xuất thuộc nhóm rừng hỗn giao gỗ và nứa thuộc sự quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu. Nghĩa là, đơn vị này là chủ rừng, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ.

Đánh giá về sự việc, ông Trần Ngọc Kiên – Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu thừa nhận: đây là sự việc đáng tiếc, do đơn vị chủ quan một tý, thời điểm phá rừng có thể dịp gần tết, nằm ngoài dự liệu của chúng tôi.

Phó Chủ tịch UBND xã ngang nhiên phá rừng

Vậy trách nhiệm này thuộc về ai và sẽ xử lý như thế nào? – chúng tôi hỏi tiếp thì ông Kiên thành thật: Trách nhiệm này trước hết là của chủ rừng. Hiện sự việc đang chờ cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ thì mới có hướng xử lý được. Quan điểm của sở NN&PTNT cũng như chủ tịch huyện là không báo che, xử lý nghiêm.

Trước đó, UBND huyện Quỳ Châu cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính về công tác quản lý, bảo vệ rừng đối với bà Trần Thị Hải Vân và bà Vũ Thị Bằng với tổng số tiền 41 triệu đồng. Bà Trần Thị Hải Vân - Phó giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳ Châu và bà Vũ Thị Bằng cùng trú tại bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh đã ngang nhiên thuê người vào phá rừng đang được khoanh nuôi, bảo vệ. Ngày 22/2/2016, bà Vân và bà Bằng thuê người chặt phá 1,9ha rừng sản xuất 1C, khoanh nuôi, bảo vệ được UBND xã Châu Hạnh tạm giao cho bà Bằng tại khoảnh 5, tiểu khu 197, xã Châu Hạnh.

Đọc thêm

Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động Bạn đọc

Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động

TTTĐ – Mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng một trạm bê tông nhựa nóng tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vẫn hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông khi xe ra vào tại điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A .
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai Đường dây nóng

Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai

TTTĐ - Theo Thông báo số 269/TB-UBND ngày 24/10/2024, việc chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của Công ty May Hai, Hải Phòng (tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền) là đúng trình tự và đúng quy định pháp luật.
Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ Nhịp sống phương Nam

Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ

TTTĐ - Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định đơn vị trúng gói thầu xây lắp dự án tại huyện Cần Giờ có dấu hiệu cung cấp hồ sơ không trung thực, làm sai lệch kết quả đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Qua đó, cơ quan này chuyển hồ sơ sang Công an TP Hồ Chí Minh điều tra xử lý.
Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế Đường dây nóng

Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế

TTTĐ - UBND phường Vĩnh Tuy cho biết, nếu hộ gia đình ông Vũ Trọng Cảnh, bà Vũ Thị Mai Hương không tự giác tháo dỡ công trình xây dựng không phép sẽ bị cưỡng chế theo quy định.
Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu Đường dây nóng

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu

TTTĐ - Sáng 24/10, các cơ quan chức năng xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) đã ra quân phá bỏ điểm mua bán xăng, dầu trái phép cuối cùng của hộ ông Phạm Phú Vĩ, (thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện), tiền ấn nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn giao thông trên hành lang quốc lộ 5A.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh? Đường dây nóng

Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh?

TTTĐ - Tổng công ty Thăng Long bị loại khỏi gói thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương vì làm giả hồ sơ dự thầu?
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Xem thêm