Tag

Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống nông dân

Nông thôn mới 22/10/2024 21:31
aa
TTTĐ - Hà Nội từ lâu được biết đến là nơi hội tụ tinh hoa làng nghề Việt Nam. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững; đồng thời, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh Ngát thơm hương cốm làng Vòng Thanh niên dẫn dắt chuyển đổi số để phát huy nghề truyền thống Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng

Phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước. Toàn thành phố hiện có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước.

Những năm qua, các làng nghề Thủ đô đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, ở nhiều địa phương có làng nghề đã tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm.

Trong đó, khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Sự phát triển làng nghề đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người trong độ tuổi lao động, người khuyết tật... Theo số liệu thống kê từ 24 quận, huyện, thị xã, tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 22.000 tỷ đồng/năm.

Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng
Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng trở thành địa điểm trình diễn những tinh hoa làng nghề truyền thống, lan tỏa giá trị gốm Bát Tràng, quảng bá tới du khách thập phương

Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cũng được ghi nhận đạt mức cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, bình quân phổ biến ở mức 4 - 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Tại một số quận, huyện, lao động làng nghề có thu nhập bình quân đạt từ 50 triệu đồng/người/năm trở lên như: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất…

Để phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống, thời gian qua, nhiều làng nghề đã có những cách làm mới, sáng tạo, qua đó thu hút sự quan tâm của các đối tác cũng như du khách trong nước và nước ngoài.

Tại làng gốm Bát Tràng, quần thể kiến trúc hình tròn cách điệu của lò bầu truyền thống được nghệ nhân Hà Thị Vinh dày công đầu tư xây dựng tại làng nghề Bát Tràng đã trở thành điểm đến của nhiều đoàn khách khi tham quan làng gốm. Công trình này được xây dựng với mục đích trở thành địa điểm trình diễn những tinh hoa làng nghề truyền thống, lan tỏa giá trị gốm Bát Tràng, quảng bá tới du khách thập phương.

Còn tại làng nghệ dệt lụa Vạn Phúc, nơi đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến với du khách gần xa, việc truyền nghề cho thế hệ con cháu là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, chia sẻ: “Chúng tôi cũng đã động viên được một số cháu thế hệ trẻ tiếp tục theo nghề. Việc làm này đã đạt được một số kết quả nhất định khi có nhiều cháu sau khi học tập, công tác, thấy rằng về phục vụ sản xuất kinh doanh tại địa phương có nhiều thuận lợi hơn”.

Thành phố cam kết luôn đồng hành phát triển làng nghề

Hà Nội là vùng đất trăm nghề với nguồn lực phát triển của các làng nghề là khá lớn. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng bởi chưa có quy hoạch tổng thế các nguồn lực vốn có của làng nghề.

Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống, thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện, tuần hàng, hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tôn vinh sản phẩm làng nghề. Từ đó, các nghệ nhân, thợ giỏi có cơ hội giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để gìn giữ bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của làng nghề; phát huy ý tưởng mới để tạo nên sản phẩm phù hợp thị hiếu đương đại...

Cổng làng Vạn Phúc
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến với du khách gần xa

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn TP Hà Nội năm 2024. Kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố.

Đồng thời, thành phố huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định: “Thành phố cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh để tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, đặc biệt là tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Các cấp, ngành của thành phố sẽ tiếp tục cùng đồng hành với doanh nghiệp và người dân để xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại với giá trị cốt lõi là chính quyền phục vụ, doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin và người dân hạnh phúc”.

Cùng với Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2024, thành phố Hà Nội cũng đang trong quá trình hoàn thiện Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2050 nhằm xác định các mục tiêu và đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững. Đây sẽ là "đòn bẩy" để các làng nghề chuyển mình, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế nông thôn.

Đọc thêm

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

TTTĐ - Sau gần 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Quốc Oai đã có 135 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Sau khi hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023, hai xã Tiên Dược, Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí theo hướng kiểu mẫu.
Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế Nông thôn mới

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

TTTĐ - Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc sửa đổi một số nội dung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 321).
Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngay từ đầu năm 2024, cán bộ và Nhân dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã phát huy tinh thần đoàn kết, bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, xã tập trung xây dựng thôn thông minh, lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: Mô hình thôn thông minh và Giáo dục - Đào tạo.
Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.
Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão Nông thôn mới

Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với ngành nông nghiệp Thủ đô. Song, với bản tính cần cù, sáng tạo của người nông dân, những diện tích ngập úng, chết cây, hỏng đất đã được phủ xanh, sẵn sàng cho mùa bội thu.
Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành Nông thôn mới

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành

TTTĐ - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư với ngân sách lên tới hơn 25 tỷ đồng nhưng sau 6 năm hoàn thành, nhà máy ngừng hoạt động với lý do biến đổi khí hậu, nguồn nước để cung cấp không còn.
Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Kinh tế

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường kết nối, tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Tăng cường kết nối, tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Nhằm mở rộng thị trường và tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đưa sản phẩm nông, lâm, thủy sản lên các nền tảng thương mại điện tử. Việc làm này không chỉ giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường, mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế cho các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp Nhịp sống phương Nam

Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

TTTĐ - Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Xem thêm