Tag

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng

Nông thôn mới 22/10/2024 16:21
aa
TTTĐ - Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng Đoàn Thanh niên Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc trải nghiệm gốm Bát Tràng Giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng Chuyển đổi số ở làng nghề Bát Tràng

Đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời, nổi bật với các sản phẩm gốm sứ cao cấp đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Theo thống kê, toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ.

Gốm Bát Tràng được làm thủ công, với các màu men truyền thống như lam, nâu, rạn, xanh ngọc đặc trưng, xanh coban... Cùng là chất liệu đất nung nhưng gốm sứ Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, kích thước, chủng loại như: đồ thờ cúng (phù hương, chân đèn, nậm rượu, chóe), đồ gia dụng (ấm, chén, bát, đĩa, vò, lọ, chậu) và đồ gốm trang trí mỹ nghệ, xây dựng.

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng
Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, các chủ thể sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng tích cực đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội. Đến nay, Bát Tràng đã có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao.

Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Nhiều sản phẩm gốm sứ điển hình của Bát Tràng như: Bộ đồ ăn, bình đựng trà, bình hoa, bình hút lộc… được chọn làm quà tặng các đại biểu dự hội nghị, ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trọng đại của huyện, xã.

Hằng năm, làng gốm Bát Tràng đón khoảng 10 vạn lượt khách tham quan, mua sắm hàng gốm sứ, trong đó nhiều đoàn là khách quốc tế. Thu nhập chính của xã từ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Giá trị sản xuất gốm sứ và thương mại trên địa bàn xã ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giúp nâng thu nhập bình quân toàn xã lên hơn 90 triệu đồng/người/năm.

Khẳng định vị thế của làng nghề Bát Tràng

Trong hai ngày 21 và 22/10, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trong 2 ngày làm việc, đoàn gặp gỡ lãnh đạo thôn, xã Bát Tràng; thăm làng cổ và nhà cổ Bát Tràng; gặp gỡ các nghệ nhân, thợ giỏi làng gốm. Đoàn cũng thăm phố gốm, phòng trưng bày, thăm bảo tàng Bát Tràng và gặp gỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án hợp tác quốc tế đang thực hiện ở Bát Tràng.

Thông tin đến đoàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết: Trong bối cảnh Hà Nội triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, Bát Tràng đã nổi bật lên như một biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của Thủ đô.

Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội chiếm tới 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hiện nay.

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng
Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội

Qua làm việc và trải nghiệm thực tế, Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội.

Hội đồng cho rằng, Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Tại buổi làm việc, bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.

Ngoài làng nghề Bát Tràng, dịp này, Hội đồng giám khảo Quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới cũng sẽ khảo sát ở một số làng nghề khác, như: Vạn Phúc (Hà Đông), thăm các làng nghề nón Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức)…

Đọc thêm

Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Sau khi hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023, hai xã Tiên Dược, Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí theo hướng kiểu mẫu.
Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế Nông thôn mới

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

TTTĐ - Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc sửa đổi một số nội dung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 321).
Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngay từ đầu năm 2024, cán bộ và Nhân dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã phát huy tinh thần đoàn kết, bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, xã tập trung xây dựng thôn thông minh, lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: Mô hình thôn thông minh và Giáo dục - Đào tạo.
Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.
Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão Nông thôn mới

Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với ngành nông nghiệp Thủ đô. Song, với bản tính cần cù, sáng tạo của người nông dân, những diện tích ngập úng, chết cây, hỏng đất đã được phủ xanh, sẵn sàng cho mùa bội thu.
Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành Nông thôn mới

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành

TTTĐ - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư với ngân sách lên tới hơn 25 tỷ đồng nhưng sau 6 năm hoàn thành, nhà máy ngừng hoạt động với lý do biến đổi khí hậu, nguồn nước để cung cấp không còn.
Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Kinh tế

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp Nhịp sống phương Nam

Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

TTTĐ - Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á Nông thôn mới

Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á

TTTĐ - ILRI chọn Việt Nam là trung tâm khu vực cho nghiên cứu và đầu tư ở Đông và Đông Nam Á, nhờ vào nhiều dự án nghiên cứu tại khu vực sông Mekong và quan hệ đối tác mạnh mẽ tại địa phương.
Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn Nông thôn mới

Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 15/10, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế - ILRI kỷ niệm 50 năm thành lập và ra mắt chiến lược mới về phát triển chăn nuôi bền vững.
Xem thêm