Tag
Huyện Đan Phượng (Hà Nội)

Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

Người Hà Nội 21/11/2024 22:23
aa
TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên vùng đất huyền sử Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

Chiều 21/11, đồng chí Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025” dẫn đầu đoàn kiểm tra tại huyện Đan Phượng.

Đan Phượng đã đạt 17/18 chỉ tiêu

Báo cáo đoàn công tác, đồng chí Đào Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết địa phương đã đạt 17/18 chỉ tiêu về “Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025”.

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản chủ trì buổi kiểm tra tại huyện Đan Phượng
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản chủ trì buổi kiểm tra tại huyện Đan Phượng

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền về các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và các sự kiện, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện được triển khai thực hiện tích cực.

Đặc biệt năm 2024, huyện tổ chức thực hiện tốt các hoạt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Đan Phượng phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở, toàn huyện có 130 nhà văn hoá thôn/129 thôn, tổ dân phố, cụm dân cư.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp, các ngành tập trung thực hiện, Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, các danh hiệu văn hoá được nâng lên hàng năm về số lượng và chất lượng. Ước đến hết năm 2024 và ước năm 2025: Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 93% trở lên; tỷ lệ làng văn hóa đạt 95% trở lên; tỷ lệ tổ dân phố đạt 100% trở lên; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoát đạt 90% trở lên.

Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện triển khai tổ chức cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh” hàng tháng đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong huyện tham gia.

Từ năm 2021 đến nay, cuộc thi đã huy động Nhân dân xã hội hoá hơn 38 tỷ đồng để thực hiện chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, vẽ tranh bích họa, trồng cây, hoa... tạo cảnh quan sạch đẹp cho làng quê, nâng cao ý thức, ứng xử văn minh với môi trường, mô hình cuộc thi là điểm sáng được nhiều đơn vị trong thành phố đến học tập kinh nghiệm.

Đồng chí Đào Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng báo cáo với đoàn kiểm tra
Đồng chí Đào Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng báo cáo với đoàn kiểm tra

Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc 2 quy tắc ứng xử của thành phố; tuyên truyền, quán triệt đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện “Ứng xử văn hóa trong cơ quan, cuộc sống hàng ngày, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp”, xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn huyện.

Đan Phượng cũng chú trọng chỉ đạo khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn gia đình truyền thống phù hợp với những yêu cầu của nếp sống công nghiệp, đô thị hiện đại; xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

Công tác quản lý di tích trên địa bàn được chú trọng chỉ đạo thực hiện. Từ năm 2021 đến nay, huyện Đan Phượng có thêm 14 di tích được xếp hạng cấp TP, nâng tổng số di tích toàn huyện lên 88 di tích, trong đó có 50 di tích cấp TP; 37 di tích cấp quốc gia; 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt…

Đường đê nở hoa tại huyện Đan Phượng
Đường đê nở hoa tại huyện Đan Phượng

Thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể UNESCO Ca trù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội Diều làng Bá Dương Nội; Chèo tàu xã Tân Hội. Công tác truyền dạy và phát huy giá di sản văn hóa phi vật thể được các cấp, các ngành triển khai thực hiện đã nhân cấy được người thực hành di sản. Chính quyền và Nhân dân có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương.

Đặc biệt, huyện tổ chức tốt cuộc thi video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”, kết quả có 129 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tham gia cuộc thi đã xây dựng 129 điểm check in, 129 video clip với tổng kinh phí xã hội hóa gần 2 tỷ đồng cuộc thi nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, văn hoá, ẩm thực, du lịch Đan Phượng.

Nâng cao nguồn nhân lực

Đan Phượng xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo, do đó, huyện đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đến nay, Đan Phượng đã có 54/55 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 39 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì trong tốp đầu khối huyện của TP.

Công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã kết nối, hỗ trợ giải quyết việc làm cho trên 20.000 người.

Lễ hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà
Lễ hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà

Huyện tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo nhằm bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, khát vọng đổi mới sáng tạo, ý chí vươn lên của mỗi người dân, nhất là thanh, thiếu niên huyện Đan Phượng, xây dựng nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử cho thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Huyện đã chỉ đạo thống kê, đánh giá thực trạng quy ước để sửa đổi, bổ sung quy ước, phát huy hiệu quả quy ước tại cơ sở; chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản được thực hiện hiệu quả tại cơ sở.

Việc xây dựng và thực hiện quy ước thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn thời gian qua đã đem lại những kết quả thiết thực đối với công tác quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, góp phần đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thông qua việc thực hiện quy ước đã phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản phát biểu kết luận buổi kiểm tra
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản phát biểu kết luận buổi kiểm tra

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Đan Phượng trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy. Trong đó, huyện đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, tạo sự thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện Chương trình.

Đồng chí đặc biệt ấn tượng với kết quả toàn huyện đã xây dựng được 130 nhà văn trên tổng số 129 thôn, tổ dân phố, cụm dân cư. Đây là cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đề nghị trong thời gian tới huyện Đan Phượng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU. Đồng thời huyện cần quan tâm đầu tư nguồn lực để giữ vững thành quả nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu một cách thực chất. “Trong đầu tư lưu ý theo hướng gắn với các tiêu chí phát triển huyện thành quận đô thị văn minh”, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy lưu ý.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cũng đề nghị huyện khai thác hiệu quả tài sản công, các thiết chế văn hóa trên địa bàn, đặc biệt là sau khi HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô, tại Kỳ họp thứ 19 vừa qua.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Xem thêm