Tag

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 22/10/2019 21:23
aa
TTTĐ – Nhằm triển khai có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn như chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng vùng trồng cây ăn quả… Nhờ đó, kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Gian hàng nông sản của tỉnh Sơn La tại triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng nông thôn mới vừa diễn ra tại thành phố Nam Định

Bài liên quan

Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 63 tỉnh thành ngày càng khang trang

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế

Tỉnh Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, chế độ nhiệt, chế độ mưa, số giờ nắng có khác so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu tại một số tiểu vùng ở đây cũng khác nhau.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 1.412.349 ha. Đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi cao. Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú, khá dày với 2 hệ thống chính là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu. Lòng hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình có lượng nước lớn.

Với các lợi thế nêu trên, tỉnh Sơn La có thể phát triển các loại cây ăn quả (xoài, nhãn, bơ, chanh leo, mận, mơ, cam, quýt, bưởi, dứa, na, chuối, dâu tây, đào, táo, thanh long...), hay rau, củ, dược liệu, chè, cà phê. Thậm chí cả các lọa cây công nghiệp như tre, gỗ, lâm sản ngoài gỗ... Ngoài phát triển các loại cây trồng, Sơn La cũng có nhiều lợi thế để mở rộng vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung, quy mô lớn và đa dạng hóa các sản phẩm nông sản, thủy sản mang tính đặc trưng của địa phương.

Năm 2018 vừa qua, tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 đạt 7.255,51 tỷ đồng, tăng 45,6% so với năm 2010. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2010 là 37,67%, năm 2018 là 22,28%. Giá trị sản phẩm cây hàng năm đạt 29,16 triệu đồng/ha, tăng 8,67 triệu đồng/ha so với năm 2010; cây lâu năm đạt 52,59 triệu đồng/ha, tăng 21,08 triệu đồng/ha so với năm 2010; nuôi trồng thủy sản đạt 96,49 triệu đồng/ha, tăng 31,66 triệu đồng/ha so với năm 2010.

Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Sơn La phát triển các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, bơ, chanh leo, mận...
Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Sơn La phát triển các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, bơ, chanh leo, mận...

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh theo hướng phát gắn với thị trường, nhất là các thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Tỉnh đã hình thành một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Về lĩnh vực trồng trọt, Sơn La chủ trương phát triển sản xuất lương thực theo quan điểm đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, giảm diện tích lúa nương trên đất dốc. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô diện tích hợp lý ở những vùng có điều kiện, tập trung cho đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng về chủng loại, hình thức chăn nuôi, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khâu lai tạo giống, chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho gia súc gia cầm. Các hình thức chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, sản xuất hàng hoá đang từng bước được hình thành, thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ kém hiệu quả tại các địa phương.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh tập trung khôi phục, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu bảo tồn thiên nhiên; trồng từng tập trung theo hướng liền vùng, liền khoảnh, tăng diện tích rừng ở các vùng đất trống, đồi, núi trọc, đất xấu, trồng rừng dọc hành lang giao thông… nhằm tăng nhanh độ che phủ rừng, hạn chế lũ, bảo vệ hồ thủy điện Sông Đà.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng vùng trồng cây ăn quả, phát triển ngành chăn nuôi tập trung... tỉnh Sơn La cũng định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, tính đến nay tỉnh đã xây dựng được diện tích tưới kiệm nước khoảng 499,02 ha; nhà lưới, nhà kính, nhà màng khoảng 49,76 ha; diện tích trồng cây ăn quả ghép cải tạo: 12.611 ha.

Về chăn nuôi, tỉnh cũng chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán trao đổi đại gia súc. Đặc biệt, Sơn La đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho hơn 7.250 lượt bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao (Brahman)….

Tỉnh cũng đã phê duyệt 30 dự án lớn với 113 tiểu dự án nhỏ ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư 171,28 tỷ đồng. Hiện tỉnh đang triển khai Dự án xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng.

Hiện nay, tỉnh Sơn La đã có 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ
Hiện nay, tỉnh Sơn La đã có 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ

Nhờ những thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ cao, những năm qua, tỉnh Sơn La đã thu hút được các dự án đầu tư như: Nhà máy chế biến sâu tinh cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La; Nhà máy bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Bó Nhàng triển khai tại bản Bó Nhàng, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao - Sơn La; Khu sản xuất rau hoa quả cao cấp công nghệ cao Mộc Châu.

Ngoài ra, diện tích cây trồng áp dụng VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.782,33 ha. Sản lượng cá tầm sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 300 tấn, bằng 75% sản lượng cá tầm sản xuất ra. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 392 lít, bằng 0,15% sản lượng mật ong sản xuất ra.

Với những cố gắng trong thời gian qua, đến nay tỉnh Sơn La đã có 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể gồm 3 chỉ dẫn địa lý: Chè Shan tuyết Mộc Châu; Quả xoài tròn Yên Châu; Cà phê Sơn La. 13 nhãn hiệu chứng nhận, gồm: Chè Olong Mộc Châu; Rau an toàn Mộc Châu; Chè Phổng Lái Thuận Châu Sơn La; Nếp Mường Và Sốp Cộp; Cá tầm Sơn La; Cá Sông Đà Sơn La; Cam Phù Yên; Nhãn Sông Mã; Khoai sọ Thuận Châu; Táo Sơn tra Sơn La; Na Mai Sơn; Bơ Mộc Châu; Chuối Yên Châu. Hai nhãn hiệu tập thể, gồm: Mật ong Sơn La; Chè Tà Xùa Bắc Yên.

Nói về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện Sơn La có 27 xã trên địa bàn 11 huyện, thành phố (Huyện Vân Hồ chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới) về đích nông thôn mới. Bình quân toàn tỉnh đạt 10,32 tiêu chí/xã; 27 xã đạt 19 tiêu chí (năm 2018 có 26 xã), 8 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 43 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 110 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 0 xã đạt dưới 4 tiêu chí.

Trên địa bàn tỉnh có 3 xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn; Đông Sang, huyện Mộc Châu; Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đang thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu theo quy định. Dự kiến đến hết tháng 10 năm 2019 thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm