Tag

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

Văn hóa 26/03/2024 12:15
aa
TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Tưởng nhớ công lao Đức thánh Tản Viên Sơn Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

Khi công nghệ “thổi hồn” cho lễ hội truyền thống

Đầu tháng 2/2024, thông tin về Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2024 nhân kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trung phủ khắp mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok…

Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2024 ngoài các nghi thức truyền thống như rước kiệu, cúng tế còn thu hút và được giới trẻ chào đón nhờ điểm nhấn là chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc theo công nghệ hiện đại với tên gọi “Âm vang Mê Linh”.

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội
Những hình ảnh tại chương trình “Âm vang Mê Linh”

Ông Đào Mạnh Hùng, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mê Linh chia sẻ, lễ hội năm nay có nhiều đổi mới mang tính chất đột phá. Điều này xuất phát từ chủ trương xây dựng chương trình nghệ thuật với kỳ vọng tạo sản phẩm văn hóa mới nhằm phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, góp phần thúc đẩy văn hóa du lịch tâm linh gắn với phát huy tiềm năng giá trị di sản trên địa bàn huyện.

Chủ đề “Âm vang Mê Linh” có sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, gợi nhiều sự liên tưởng, dễ dàng truyền tải nhiều thông điệp nội dung; đưa khán giả đến gần với dữ liệu lịch sử thời Hai Bà Trưng một cách tinh tế, hấp dẫn, hiệu quả. Khán giả đã có những trải nghiệm độc đáo trong một không gian của vùng đất Âu Lạc ở buổi đầu lập nước, giữ nước.

Công nghệ 3D mapping đã vẽ lại bức tranh oanh liệt thời đại Hai Bà Trưng bằng ánh sáng, mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh chân thực, sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan một cách chân thực nhất.

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Trần Mạnh Thắng vui mừng chia sẻ, nhờ “Âm vang Mê Linh”, lượng khách tới di tích đền Hai Bà Trưng đã tăng gấp 3 năm ngoái. Đây là một tín hiệu khởi sắc, cho thấy sức hấp dẫn của lễ hội này nhờ việc đổi mới công tác tổ chức.

“Nếu như trước đây, công tác tổ chức lễ hội truyền thống tập trung nhiều vào nghi lễ thì giờ chúng tôi hướng cả đến phần hội và ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức truyền tải mới cho người dân và du khách. Việc tuyên truyền cho Nhân dân không chỉ tập trung trên đài phát thanh huyện mà qua nhiều hình thức số như Zalo của các tổ, thôn, xóm, fanpage của huyện, hay tận dụng các KOLs để cùng lan tỏa trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok…

Trước, trong và sau lễ hội, chúng tôi đều lên kế hoạch tuyên truyền bài bản, nhắm trúng đối tượng trẻ thích ứng nhanh với công nghệ, nhờ đó, thông tin được lan truyền rộng rãi hơn nhiều so với phương thức cũ”, ông Thắng nói.

Sức hấp dẫn của những lễ hội mới

Cũng với chủ trương khai thác mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa, thời gian gần đây, huyện Tây Hồ liên tục tổ chức các lễ hội hoành tráng với công nghệ chưa từng có. Cụ thể, tại chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ”, quận đã tổ chức chương trình nghệ thuật bán thực cảnh mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.

Chương trình kết hợp yếu tố sử thi và biểu diễn hiện đại, mang đến câu chuyện về Hà Nội tinh hoa và phát triển với sự tham gia của gần 50 diễn viên chuyên nghiệp và 150 người dân Nhật Tân. Màn biểu diễn ánh sáng với 300 drone (thiết bị bay không người lái) đã thực sự đem đến cho người dân Thủ đô và du khách những trải nghiệm thú vị.

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội
Công nghệ trình diễn ánh sáng đang góp phần làm nên những sản phẩm du lịch đặc sắc của quận Tây Hồ (Hà Nội)

Vẫn còn nguyên cảm xúc sau khi chen vào dòng người để xem trình diễn ánh sáng ở Tây Hồ, chị Nguyễn Thanh Nga (ở phường Quảng An, Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi sống ở đây 30 năm những chưa bao giờ thấy quận có nhiều hoạt động văn hóa, giải trí như gần đây.

Khi chiêm ngưỡng những hình ảnh mang tính biểu tượng của quận Tây Hồ như: Cầu Nhật Tân, sen bách diệp, hoa đào Nhật Tân… chúng tôi càng hiểu được những “đặc sản” của Tây Hồ và thấy yêu hơn nơi mình đang sống”.

Trước đó, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lần đầu tiên, “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” diễn ra tại Tây Hồ. Màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 thiết bị bay không người lái mang chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử” đã mang đến cho công chúng nhiều cảm xúc khó quên.

Đó là hình ảnh vua Lý Thái Tổ với Chiếu dời đô năm 1010, chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Tháp Rùa, cầu Thê Húc, cầu Long Biên, Nhà hát Hồ Gươm… Đặc biệt ấn tượng và để lại nhiều cảm xúc nhất là hình ảnh rồng thời Lý biểu tượng cho năm Giáp Thìn trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội gửi lời chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng tới mọi người, mọi nhà trên mọi miền Tổ quốc.

Có thể thấy, Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long đã vô cùng rực rỡ, ấn tượng thu hút hàng chục nghìn người dân Thủ đô và du khách quốc tế thưởng thức.

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội
Màn trình diễn ánh sáng tại quận Tây Hồ

Nhận xét về hướng đi đột phá trong phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội 2 năm gần đây, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội cho rằng: “Sự đổi mới và sáng tạo trong công tác quản lý văn hóa của các quân, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực sự thổi luồng sinh khí mới cho đời sống tinh thần của người dân Thủ đô.

Những lễ hội truyền thống đã không đơn thuần là mang ý nghĩa tâm linh còn tạo ra giá trị kinh tế - xã hội từ việc thu hút du khách quốc tế. Những lễ hội mới lại được lan tỏa và dễ đi vào lòng người nhờ ứng dụng công nghệ. Công tác tổ chức ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, phát huy được giá trị của các lễ hội”.

Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều sự kiện đã trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng. Điển hình như: Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Lễ hội Carnaval Hạ Long (Quảng Ninh) hay Festival Huế... đã xây dựng trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, đem lại lợi ích kinh tế, giúp quảng bá hình ảnh, khiến địa phương trở thành nơi đáng sống.

Rõ ràng, với những hướng đi rất bài bản, sáng tạo và hiệu quả, TP Hà Nội đang từng bước khai thác đúng hướng mọi nguồn lực văn hóa của Thủ đô trong trong tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình Văn học

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

TTTĐ - "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha lần đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử Văn hóa

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

TTTĐ - Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ

TTTĐ - Khi mùa nắng lên cũng là lúc tủ đồ công sở cần được “làm mới” bằng những tông màu dịu nhẹ, mang đến cảm giác thư thái và tinh tế. Từ xanh bơ dịu dàng, xanh biển mát lành, tím pastel thơ mộng đến sắc hồng ngọt ngào hay kem nhã nhặn - bảng màu thanh lịch này không chỉ làm dịu tâm hồn mà còn giúp quý cô công sở thêm phần nổi bật, tự tin mỗi ngày.
Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4 Văn học

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

TTTĐ - Với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 vừa chính thức khai mạc tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc Văn hóa

"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc

TTTĐ - Tối 22/4, chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng ngày đất nước thống nhất mang tên “Hẹn ước Bắc - Nam” đã diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Xem thêm