Tag
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Phát huy lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 07/09/2019 19:14
aa
TTTĐ - Ngày 7/9, tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Phát huy lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tham quan các gian hàng bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Bài liên quan

Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới

Hội thảo Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm diễn ra vào ngày 12/9

"Đổi đời" nhờ nghề nuôi ong lấy mật tại Kim Sơn

Huyện Ba Vì phấn đấu thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phát huy tốt các lợi thế

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tổng diện tích 98.895km2, dân số hơn 15 triệu người. Tính đến tháng 8/2019, cả hai vùng có 604/1.424 xã (chiếm tỷ lệ 42,41%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn so với mức đạt chuẩn cả nước (50,8%). Trong đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 378/825 (45,82%) xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; vùng Tây Nguyên có 226/599 (37,73%) xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: Cả hai vùng có 9 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Duyên hải Nam Trung Bộ 8; Tây Nguyên 1). Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ 2010 - 2019 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng 364.585 tỷ đồng (khoảng 17,23% so với cả nước).

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 9 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của hai vùng được các địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, bước đầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Cả hai vùng đều phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh các sản phẩm ngành hàng. Các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã chú trọng phát huy kinh tế biển, gồm du lịch biển (đứng đầu cả nước) và khai thác thuỷ hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Sản lượng thuỷ hải sản khai thác ước đạt 887,5 nghìn tấn/năm (chiếm 29,23% cả nước); số lượng tàu khai thác thuỷ hải sản biển có công suất từ 90 CV trở lên: 11.673 chiếc (chiếm 40,65% cả nước).

Nhiều tỉnh đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây ăn quả, dược liệu quý, các tỉnh Tây Nguyên chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng từ một số cây có giá trị thấp sang rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp,… hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai hiệu quả. Một số tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình chuẩn, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn phát triển theo chuỗi liên kết, chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao (đến tháng 8/2019, hai vùng đã có 149 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn).

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, sáng tạo những mô hình du lịch nông thôn, bước đầu thu hút và nhận được phản hồi tích cực của khách du lịch, mở ra hướng mới thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Chương trình OCOP sau hơn 1 năm triển khai, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản các địa phương (điển hình là các tỉnh Quảng Nam, Lâm Đồng). Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa đến 2020 của khu vực là 582 sản phẩm, chiếm 15,8% cả nước (cả nước là 3.684 sản phẩm).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 khu vực nông thôn của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đạt khoảng 27,87 triệu đồng/người; vùng Tây Nguyên đạt khoảng 30,45 triệu đồng/người. Mặc dù đã có cải thiện và chuyển biến tích cực nhưng vẫn thấp hơn so nhiều so với bình quân chung của cả nước (35,88 triệu đồng). Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này còn cao.

Tiêp tục tập trung nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt và khí hậu phức tạp (nhiều khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán...), có xuất phát điểm thấp và tồn tại nhiều bất lợi trong quá trình phát triển,... nên sau hơn 9 năm triển khai chương trình, kết quả xây dựng nông thôn mới của cả hai vùng hạn chế hơn so với các vùng khác của cả nước.

Về nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Hội nghị quán triệt quan điểm “nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; nông thôn mới là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể”; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục hướng tới phát triển nông thôn toàn diện và bền vững, làm cho sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn khá giả, tiệm cận với khu vực đô thị.

Theo đó, các tỉnh, thành phố tại hai vùng cần tập trung nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển du lịch nông thôn làm nền tảng cơ bản gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và phù hợp với quá trình đô thị hóa. Các địa phương cần chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống gắn với phát triển mạnh du lịch nông thôn; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, Hội nghị cũng xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện Chương trình nông thôn mới tại 2 vùng trong những năm tới.

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị
Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, các lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và đại biểu các địa phương đã tham luận đóng góp các giải pháp thúc đẩy nông hộ tham gia liên kết chuỗi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thu hút khách du lịch trải nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; những vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia cho rằng: Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình thành công nhất trong tất cả các chương trình kinh tế xã hội của các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua 9 năm triển khai Đảng và Nhà nước đã đầu tư cho mỗi địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Qua đó đã từng bước hoàn thiện các thiết chế trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương. Đặc biệt, chương trình đã có sự tập trung cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc để phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn.

Qua 9 năm triển khai đến nay đã hoàn thiện một bước đáng kể về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa ở từng địa phương. Hiện hệ thống giao thông phát triển 100% đến trung tâm xã; điện lưới quốc gia đạt 99%. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng đặc trưng nhất của Việt Nam để xây dựng nông thôn mới. Bởi đây là vùng có không gian phát triển xây dựng nông nghiệp, ngư nghiệp điển hình và rông lớn nhất. Vì thế, cần phải tập trung xây dựng nông thôn mới nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đưa hai vùng này lên ngang bằng với hai miền Bắc – Nam.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xem thêm