Tag

Phát huy không gian khu khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long

Tin tức 13/04/2023 19:01
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ và tư vấn về phát huy giá trị Khu khảo cổ Hoàng Diệu”, chiều 13/4, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tòa thị chính thành phố Toulouse và Cơ quan phát triển Pháp tổ chức Tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị không gian khu khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long”.
Bảo quản bảo vật quốc gia thời công nghệ số Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long Nhiều giải pháp phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long UNESCO sẵn sàng đồng hành cùng Thủ đô trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đóng vai trò trung tâm quyền lực quốc gia, nơi hiện hữu các giá trị lịch sử - văn hóa lớn. Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, cùng tầng lớp di tích, di vật đa dạng, phong phú, sinh động, trong đó có di sản khảo cổ học đã trở thành niềm tự hào của Nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị cho di sản.

Sau hơn 10 năm được UNESCO ghi danh (2010-2023), Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã triển khai cơ bản các công tác về di sản thế giới đạt hiệu quả, trong đó, chú trọng cam kết: Tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học. Cụ thể, Trung tâm đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hằng năm tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, với tổng diện tích hơn 9 nghìn m2.

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Công tác khai quật đã làm phát lộ hệ thống các di tích kiến trúc từ thời Lý đến thời Nguyễn, đặc biệt đã xác định được không gian trục trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ và Lê Trung hưng. Bên cạnh đó là hàng nghìn di vật gạch, ngói, gốm, sứ, kim loại..., góp phần củng cố hơn nữa giá trị to lớn của di sản cũng như góp thêm tư liệu cho quá trình thực hiện đề án nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên".

Phát huy không gian khu khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang phát biểu tại tọa đàm

Tuy nhiên, cũng giống với nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học là thách thức không nhỏ ở nước ta, trong đó có Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, di sản khảo cổ học là những bằng chứng vật chất giúp chúng ta mở ra cánh cửa dẫn tới quá khứ. Tuy nhiên, các di sản khảo cổ học cũng là loại hình di sản rất mong manh, không thể tái sinh và chịu tác động lớn bởi môi trường bên ngoài.

“Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ học trong sự phát triển không ngừng của đô thị, trước sự tàn phá của thời gian, môi trường và khí hậu vẫn luôn là được đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và công chúng. Câu hỏi về sự tồn tại của các di tích khảo cổ học cùng với hàng triệu “hiện vật vô giá” tồn tại hàng thế kỷ trong lòng đất sẽ như thế nào trong bối cảnh hôm nay luôn nóng hổi, mang tính thời sự và gây nhiều tranh luận”, ông Nguyễn Thanh Quang nêu.

Từ những thách thức đặt ra, Tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị không gian khu khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” là dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm của những người làm công tác quản lý, nghiên cứu khai quật và bảo tồn di sản khảo cổ học trong nước và quốc tế, từ đó nêu lên định hướng cho công tác phát huy giá trị các di sản Khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng công trình trên di tích khảo cổ; Các phương án bảo tồn di tích trước thách thức của thời tiết, khí hậu; Các giải pháp về ánh sáng, nhiệt độ, không gian cho bảo tồn di tích… cũng như những định hướng phát huy giá trị di sản khác để hướng tới mục tiêu quản lý bền vững.

Phát huy không gian khu khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long
Các lớp văn hóa tại Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam đề xuất xây dựng một bảo tàng tại chỗ mang chủ đề các dấu tích Cung điện Thăng Long. Mô hình tốt nhất, theo PGS.TS Tống Trung Tín là học tập theo mô hình của Pháp ở Ferigeux, với thiết kế đẹp và bền vững - là một trong những thiết kế đẹp nhất trong tất cả bảo tàng tại chỗ hiện có trên thế giới.

Cùng với đó, là các giải pháp bổ trợ để phát huy hiệu quả giá trị Khu di sản, như: Nghiên cứu tiến đến khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên, nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Hoàng cung Thăng Long, nghiên cứu phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc Hoàng cung Thăng Long.

Theo Chuyên gia Pháp Jean Francois Milou từ Văn phòng Studio Milou Singapore, với đặc thù cùng yêu cầu nghiêm ngặt về quy hoạch, khu vực khảo cổ học có thể phát triển thành một công việc chuyên ngành tại khu di sản, vừa góp phần bảo tồn, phát huy hiệu quả không gian khảo cổ, vừa tạo thành hình ảnh văn hóa mang tính kết nối đầy ý nghĩa giữa Hà Nội xưa và nay.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Trần Đình Thành nhận định, việc xây dựng bảo tàng tại chỗ cần cân nhắc các giải pháp xây dựng, cũng như các bước từ bản vẽ đến thi công, tránh nguy cơ gây tổn hại cho di sản, ảnh hưởng tới hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị sau này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Xem thêm