Tag
Chủ tịch UBND huyện U Minh – Dư Bé Ba:

Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới

Nông thôn mới 22/10/2019 11:26
aa
TTTĐ - Với xuất phát điểm được xem là khá thấp, nhưng với quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền cùng sự chung tay của người dân, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn cũng như đời sống của người dân huyện U Minh (Cà Mau) đã có sự khởi sắc đáng kể.

Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới

Ông Dư Bé Ba , Chủ tịch UBND huyện U Minh đi thăm Quan THT Đan đác tại Ấp 1 , Xã Nguyễn Phích

Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi cùng ông Dư Bé Ba – Chủ tịch UBND huyện U Minh xoay quanh công tác này.

- Ông có thể đánh giá khái quát kết quả 10 năm thực hiện Phong trào thi đua “U Minh chung sức xây dựng nông thôn mới” (giai đoạn 2010 – 2020) Phong trào thi đua đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Qua gần 10 năm triển khai, công tác tổ chức, thực hiện phong trào thi đua tại huyện U Minh đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Xây dựng nông thôn mới của U Minhđã trở thành phong trào sôi động khắp cả huyện và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, theo đúng lộ trình đề ra, thực sự đi vào đời sống, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nông dân được nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

- Nếu để chọn điểm nhấn quan trọng cho kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới của huyện U Minh , theo ông đó sẽ là gì?

Mỗi một công trình, phần việc đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện U Minh thì lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn chính là một trong những điểm nhấn quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội địa phương sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới.

Trước thời điểm năm 2010 (tức trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới) giao thông đi lại của huyện chủ yếu vẫn là đường thủy. Từ U Minh muốn ra tới TP Cà Mau phải ngồi tàu cả ngày mới tới. Do đó, ngay khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền huyện U Minh đã xác định phát triển hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ và huy động được sức mạnh từ người dân, nên hệ thống lộ giao thông trên địa bàn huyện phát triển nhanh chóng, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc. Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn đã thông suốt từ huyện lên đến tỉnh cũng như từ U Minh đi các huyện khác trong tỉnh. Không chỉ hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện phát triển mà hệ thống giao thông nông thôn liên ấp cũng phát triển mạnh trong suốt những năm qua.

Qua 10 năm triển khai thực hiện, huyện phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 565km đường các cấp, tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 259 tỷ đồng. Đến nay có 5/7 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm tỷ lệ 71,42% và lộ giao thông đến đâu, đời sống người dân phát triển theo đến đó, vì thuận tiện trong đi lại, giao thương hàng hóa.

- Thu nhập và hộ nghèo là 2 tiêu chí bắt buộc được xem là rất khó đối với một huyện thuần nông, xa xôi cách trở như U Minh, vậy sau 10 năm mức thu nhập cũng như tỷ lệ hộ nghèo của huyện được cải thiện như thế nào, thưa ông?

So với năm 2010 tăng 4 xã, so với năm 2015 tăng 2 xã. Huyện U Minh là một huyện thuần nông, năm 2010 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện chỉ đạt 15 triệu đồng/người/năm, nhưng đến cuối năm 2018 đã đạt 37 triệu đồng, tức tăng 2,46 lần so với năm 2010. Hiện toàn huyện có 4/7 xã đã đạt tiêu chí về thu nhập, chiếm tỷ lệ 57,14%. Thu nhập tăng lên, nên tỷ lệ hộ nghèo cũng từng bước được kéo giảm và đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 7,65% và đã có 2 xã đạt tiêu chí hộ nghèo (dưới 4%). Kết quả trên tuy chưa phải là cao nhưng cũng đáng khích lệ bởi xuất phát điểm của huyện là rất thấp và chúng tôi xem đây là tiền đề, là kinh nghiệm quan trọng để từng bước đưa tất cả các xã trong huyện đạt được cả 2 tiêu chí này.

- Như ông vừa nói, xuất phát điểm của huyện là rất thấp, vậy trong 19 năm qua, huyện U Minh đã triển khai những giải pháp gì để đạt được kết quả trên?

Từ khi xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực của U Minh trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân huyện đã thực hiện nhiều giải pháp như: Quy hoạch lại sản xuất, xây dựng các mô hình điểm hiệu quả, tăng cường đầu tư thực hiện các dự án; hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo có giải pháp sản xuất hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, UBND huyện U Minh đã chỉ đạo các ngành chức năng huyện triển khai thực hiện việc đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề theo các nghề thuộc danh mục của Quyết định 1956 được triển khai phổ biến cho các xã trên địa bàn huyện; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã. Nhìn chung trong quá trình thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng hiệu quả mà nó mang lại khá khả quan, tạo được công ăn việc làm cho một phần lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phát triển sản xuất, tăng thu nhập và ổn định đời sống, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm.

- Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại U Minh, theo ông đâu là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn?

Theo chúng tôi, trước hết toàn huyện U Minh là phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục; phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội.

Thứ hai là U Minh đã phát huy vai trò chủ thể tích cực của người dân, của các xóm, ấp; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch vì lợi ích thiết thực của dân.

Thứ ba là huyện phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa bàn; phát huy cao các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các công trình theo thứ tự ưu tiên nhằm tạo sự lan tỏa trên diện rộng, tạo niềm tin vào chương trình.

Cuối cùng là trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, huyện U Minh cần có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình.

- Ông có thể cho biết thêm về mục tiêu phấn đấu của huyện U Minh trong năm 2020 cũng như các giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu này?

Với sự quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ và quân dân huyện U Minh phấn đấu đến cuối năm 2020 các xã trên địa bàn huyện đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; có 1 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, huyện U Minh tập trung vào 7 nhóm giải pháp chính, gồm: giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo; giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động; giải pháp về quy hoạch; giải pháp về xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội; giải pháp về phát triển sản xuất; giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, tăng cường bảo vệ môi trường và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và cuối cùng là nhóm giải pháp về xây dựng hệ thống chính trị và phổ biến pháp luật; tăng cường quốc phòng và an ninh.

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm