Tag
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu:

Nông thôn mới là chương trình được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Nông thôn mới 26/10/2019 21:33
aa
TTTĐ - Đó là chia sẻ của ông Lê Văn Hiểu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng với phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô khi nói về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010 – 2020).

Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện trao bằng công nhận đạt chuẩn NTM cho Xã Long Phụng , Huyện Long Phú

Bài liên quan

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Thanh Oai phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020

Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới

Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 63 tỉnh thành ngày càng khang trang

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

“Với những thuận lợi trên, cùng với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sau 10 năm triển khai thực hiện, hầu hết các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Trung ương và tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch” – ông Hiểu chia sẻ thêm.

- Theo ông, đâu là những thành tựu nổi bật qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xem chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nên các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt kế hoạch so với mục tiêu của chương trình đề ra. Hàng năm, số tiêu chí bình quân/xã đều tăng, đến nay đạt 16,85 tiêu chí/xã, tăng 10,5 tiêu chí; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 52,5%. Hiện tỉnh đã trình hồ sơ đến Trung ương đề nghị công nhận thị xã Ngã năm là thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Riêng huyện Mỹ Xuyên đang quyết liệt thực hiện 2 tiêu chí còn lại là quy hoạch và văn hóa - giáo dục - y tế để được công nhận vào quý I/2020.

- Ông có thể nói rõ hơn một chút về diện mạo nông thôn tỉnh Sóc Trăng sau 10 năm xây dựng nông thôn mới?

Trước hết có thể thấy là hạ tầng giao thông nông thôn phát triển toàn diện cả về số lượng và được nâng cấp rõ rệt về chất lượng; hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; nhà văn hóa, trường học, trạm y tế... được đầu tư xây dựng mới khang trang, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Đời sống vật chất của người dân được nâng lên rõ rệt, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (tôm, cây ăn trái, lúa đặc sản, bò thịt, bò sữa, gia cầm, hành tím…). Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,4%, giảm 13,91% so với năm 2011.

Chất lượng đời sống văn hóa của người dân tiếp tục được nâng lên, nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển. Công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu này đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Việc tổ chức lại sản xuất, được xem là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập khu vực nông thôn, vậy công tác này được Sóc Trăng thực hiện ra sao trong 10 năm qua?

Trong 10 năm qua, hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới, phù hợp hơn với cơ chế thị trường; kinh tế hộ chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế hợp tác tiếp tục được củng cố, nâng chất; đến nay, tỉnh có 01 liên hiệp HTX với 4 HTX thành viên, 180 HTX, 1.182 tổ hợp tác đang hoạt động. Việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi cũng được quan tâm phát triển đa dạng về hình thức và cấp độ và được nhân rộng ở nhiều địa phương. Toàn tỉnh hiện có 19 HTX, THT ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt (VietGAP) với diện tích 545.22 ha; 08 HTX, THT nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC, VietGAP với diện tích 417,25 ha và đa số đều được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hiện có 78 xã (chiếm 97,5%) đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, tăng 37,26% so với trước khi triển khai chương trình.

- Để có được bộ mặt nông thôn như ông vừa nói phải cần có một nguồn lực đủ mạnh để đầu tư. Vậy việc huy động các nguồn lực để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới 10 năm qua như thế nào?

Sau 10 năm thực hiện, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình là 16.625.157 triệu đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 707.568 triệu đồng (chiếm 4,26%); ngân sách địa phương là 992.388 triệu đồng (chiếm 5,97%); vốn lồng ghép là 5.163.636 triệu đồng (chiếm 31,06%); vốn tín dụng là 7.628.163 triệu đồng (chiếm 45,88%); vốn doanh nghiệp (chủ yếu là điện) 746.387 triệu đồng (chiếm 4,49%) và vốn dân là 1.387.014 triệu đồng (chiếm 8,34%).

Với nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, các địa phương tập trung thực hiện xây dựng các công trình giao thông (81,88%); còn lại xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (7,45%), trường học (5,17%), công trình nước sạch (2,48%), thủy lợi (1,3%) và một số nội dung khác (sửa chữa chợ, trụ sở, trạm y tế…). Do nguồn vốn được phân bổ cho các xã theo hệ số nên rất khó để triển khai những công trình đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn. Do vậy, các địa phương đã linh hoạt lồng ghép việc xây dựng trường học, trạm y tế từ nguồn xổ số kiến thiết; đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi từ nguồn vốn lúa nước, phòng chống thiên tai...

- Để khơi dậy, phát huy tốt nguồn lực trong dân, rất cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện. Ông có thể giới thiệu đôi nét về kinh nghiệm này?

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tỉnh đã mạnh dạn thực hiện cơ chế “Nhà nước hỗ trợ 50% ngân sách nếu các địa phương vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp 50% phần còn lại”. Với sự vận dụng lunh hoạt, sáng tạo trên, chỉ tính trong 2 năm (2018 – 2019), các địa phương đã vận động người dân triển khai thực hiện 49 công trình giao thông, có tổng chiều dài 61,17km, với tổng kinh phí là 186 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp trên 94 tỷ đồng). Việc ban hành tiêu chí hộ văn hóa nông thôn mới, ấp văn hóa nông thôn mới đã hướng đến thúc đẩy tinh thần cộng đồng, tự lực, của chính người dân với khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, xây dựng nông thôn mới bền vững tại địa phương.

- Được biết, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng cũng đã phát triển thêm nhiều nội dung xây dựng nông thôn mới ở mức cao và bền vững hơn, cụ thể những nội dung đó là gì, thưa ông?

Đúng vậy. Chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua luôn được tỉnh chú trọng phát triển thêm nhiều nội dung ở mức cao và bền vững hơn như: nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó là tỉnh sẽ triển khai lồng ghép nhiều chương trình vào chương trình xây dựng nông thôn mới như: Mỗi xã một sản phẩm; Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ ấp đặc biệt khó khăn vùng ven biển hải đảo; Nước sạch cho các xã đảo... Qua đó, tỉnh tiếp tục tăng cường và thúc đẩy chương trình nông thôn mới, qua đó nhân rộng, phát triển, nâng cao chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu hơn.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm