Tag
Dạy trực tuyến ở bậc tiểu học

Nỗi nhọc nhằn của những “diễn viên” gánh nhiều vai

Giáo dục 11/09/2021 07:30
aa
TTTĐ - Làm đạo diễn tiết học, MC, kỹ thuật viên, bảo mẫu… đó là những "vai" mà giáo viên tiểu học đang phải làm khi dạy trực tuyến.
Liên đội Tiểu học Hoàng Diệu gửi tặng hơn 1.000 tấm chắn giọt bắn tới các điểm "nóng" Giáo viên tiểu học làm tấm chắn giọt bắn tặng bác sĩ Bệnh viện K Tân Triều Nghiệm thu, khánh thành trường Tiểu học Ngô Gia Tự (Đắk Lắk) do BSR tài trợ
Với cấp tiểu học, cô giáo phải gánh rất nhiều vai trò
Với cấp tiểu học, cô giáo phải gánh rất nhiều vai trò (Ảnh minh họa)

Một mình “gánh” nhiều vai

Dạy trực tuyến, cấp học nào cũng vất vả nhưng có lẽ vất vả nhất là dạy học sinh nhỏ tuổi. Với cấp tiểu học, cô giáo phải gánh rất nhiều vai trò. Vừa làm đạo diễn, vừa làm MC dẫn dắt bài giảng lại vừa là một kỹ thuật viên phòng quay cho những video hướng dẫn…

Học sinh trường Tiểu học Ba Đình chào cờ trong Lễ khai giảng trực tuyến
Học sinh trường Tiểu học Ba Đình chào cờ trong Lễ khai giảng trực tuyến

Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình) cho biết, có những hôm cô chuẩn bị công phu video minh họa cho bài giảng nhưng không để ý nên bị lẫn tạp âm, thế là phải làm lại từ đầu…

“So với bài giảng trực tiếp thì việc chuẩn bị cho một bài giảng trực tuyến mất nhiều thời gian và công sức. Bản thân tôi phải “ôm” máy tính từ sáng đến tối để chuẩn bị bài giảng. Học sinh nhỏ tuổi, học online sẽ thấy nhàm chán, vì thế, muốn thu hút sự chú ý của các con buộc giáo viên phải tạo những trò chơi, sự tương tác…”.

Một giờ học của cô trò trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình)
Một giờ học của cô trò trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình)

Cùng với rất nhiều vai trò thì trong lớp học, giáo viên còn như người mẹ và cũng như một "quan tòa" để xử lý các vấn đề giữa học sinh với nhau. “Những buổi học đầu tiên, chưa quen nề nếp nên cứ không đồng ý với hành động của bạn nọ, bạn kia trên màn hình hay thắc mắc là các con giơ tay phát biểu ngay khiến tiết học bị gián đoạn nhiều lần. Tôi phải dặn các con liên tục, vài ngày mới ổn định được nề nếp”, cô Trần Lan Anh, giáo viên lớp 1 tại quận Đống Đa kể.

Được biết, thời gian vừa qua, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, để kịp có sách vở cho học sinh vào học đầu năm mới, nhiều giáo viên các trường trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) như Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Tiểu học Thành Công B còn làm cả “shipper” cùng chính quyền phường sở tại, đưa sách đến cho học sinh.

Đang say sưa, bất ngờ "trống lớp"

Nếu như ở nội thành mọi thứ đều thuận lợi cho việc học trực tuyến thì ở ngoại thành, thầy cô phải vất vả hơn. Đó là cơ vật chất, đường truyền và quan trọng là phần lớn phụ huynh chưa thực sự chú trọng đến việc học online.

Giờ học của lớp cô Đỗ Thị Nguyệt
Giờ dạy trực tuyến của cô Đỗ Thị Nguyệt

Cô Đỗ Thị Nguyệt, giáo viên lớp 2 trường Tiểu học Hoàng Diệu (Chương Mỹ) cho biết: “Các con còn nhỏ, cô trò đầu năm chưa biết mặt nhau, giáo viên mới, trò mới, lại học Zoom nên cô không nắm được điểm mạnh của các con để phát huy và khắc phục điểm yếu. Tôi thấy tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế.

Việc chuẩn bị bài giảng vừa khó vừa vất vả. Quản lý, giao bài, giám sát nề nếp, ý thức của các con cũng không dễ dàng. Giáo viên khó để truyền tải hết nội dung kến thức dù đã chuẩn bị bài giảng chu đáo. Bởi có những việc không mong muốn diễn ra trong tiết học chiếm nhiều thời gian giảng bài. Học sinh đôi lúc bị xao nhãng bởi không gian bên ngoài như nhà có em nhỏ, tạp âm, đường truyền… dẫn đến việc tiếp thu bài của các con còn nhiều hạn chế”.

Ngoài những khó khăn chung, ở ngoại thành đa phần học sinh không có đủ thiết bị và cơ sở vật chất, phải dùng điện thoại của bố, mẹ nên thường bị gián đoạn bởi những cuộc gọi cá nhân, rớt mạng, out nhiều làm ảnh hưởng đến bài giảng và kiến thức của học sinh bị hụt.

“Hôm khai giảng, trời mưa to, tôi đang say sưa thuyết trình, làm quen… lúc ngoảnh lại, lớp không còn học sinh nào. Tôi liền gọi điện hỏi phụ huynh thì được biết toàn xã Hoàng Diệu bị mất điện. Thế là cô phải ngừng việc trình chiếu, buổi học hôm sau bổ sung lại nội dung ấy”, cô Nguyệt kể.

Một cô giáo khác chia sẻ: “Trong giờ học, giáo viên liên tục phải chỉnh đốn học sinh về tư thế, tác phong, chuẩn bị bài như thế nào. Có con tự nhiên chạy ra ngoài, có con bỏ máy tính ngồi chơi xếp hình… Lúc đó ngoài việc gọi các con trên lớp học, tôi còn phải gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp”.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm