Nỗi lo buôn lậu, phân bón giả khi giá tăng cao
Giá phân bón "leo thang" vì xung đột Nga - Ukraina Tiền Giang: Nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp bán phân bón giả, kém chất lượng Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp phân bón cho Việt Nam |
Thời gian qua, thị trường phân bón thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là tình hình chiến sự Nga - Ukraina làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, từ đó làm giá phân bón vốn đã cao nay còn cao hơn.
Theo thống kê, hiện giá phân Ure tháng 3/2022 ở mức 18.000 đồng/kg, phân DAP ở mức 18.500-19.000 đồng/kg, phân NPK ở mức 16.000-16.500 đồng/kg... Như vậy, so với tháng 2/2022, giá phân bón hiện đã tăng từ 5-8%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, fiá phân bón trong nước tăng mạnh phần lớn do chịu tác động từ thị trường phân bón thế giới. Trong đó có giá dầu tăng dẫn đến giá vận tải cũng như nguyên liệu sản xuất phân bón tăng.
Mặt khác, Nga và Trung Quốc, là hai quốc gia chiếm lượng lớn phân bón xuất khẩu trên toàn cầu đã quyết định hạn chế xuất khẩu phân bón hóa học để ngăn chặn sự thiếu hụt trên thị trường nội địa và dẫn đến tăng giá.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh phân bón |
Đáng nói, trong bối cảnh giá phân bón tăng cao thì nguy cơ xảy ra tình trạng buôn lậu, sản xuất phân bón giả lại là một vấn đề mà cơ quan chức năng lo ngại. Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều vụ vi phạm kinh doanh mặt hàng này.
Cụ thể, mới đây, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông phát hiện tại cơ sở kinh doanh phân bón Gia Bảo (địa chỉ: Thôn 8, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp) đang bày bán 10.000kg phân bón NPK 16-16-8 nhãn hiệu MACROFARM FERTILIZER không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh cho biết đã mua lô phân bón trên từ một đơn vị tại TP HCM về bán, số phân bón trên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, chủ cơ sở chưa cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Trước đó, trong 2 ngày 16/3 và 17/3, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang cũng đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với 4 cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, phát hiện các cơ sở kinh doanh phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; Kinh doanh khu chưa có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Cũng tại Tiền Giang, trước đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử phạt nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 594.518 tấn (giảm 3,2% so với 2 tháng đầu năm 2021), trị giá trên 285,77 triệu USD (tăng mạnh 79,2%), giá trung bình đạt 480,7 USD/tấn (tăng 85%). Trong đó, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, đạt trên 226.191 tấn, tương đương 93,34 triệu USD, giá trung bình 412,7 USD/tấn, giảm 7,4% về lượng, nhưng tăng 51,8% về kim ngạch và tăng 64% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021; Chiếm 38% trong tổng lượng và chiếm 32,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước. Nga đứng thứ hai với 71.341 tấn, tương đương 39,35 triệu USD, giá trung bình 551,6 USD/tấn, tăng mạnh 42,7% về lượng, tăng 144,5% về kim ngạch và tăng 71,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021; Chiếm 12% trong tổng lượng và chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch. |