Tag

Nợ xấu vẫn ở mức cao, Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm xử lý nợ xấu

Tin tức 24/05/2022 10:37
aa
TTTĐ - Đến ngày 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch COVID-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.
Hạn chế nợ xấu liên quan đến bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp Quốc hội cần bức tranh nợ xấu rõ nét hơn Làm rõ nợ xấu lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản Quốc hội thảo luận thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Sáng 24/5, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

Xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Theo báo cáo của Chính phủ, trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Việc thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 - 2017).

Trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.

Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, xung đột Nga - Ukraine, đại dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Đến ngày 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch COVID-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.

Cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách của Nghị quyết số 42

Tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 chỉ kéo dài 5 năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bày tỏ lo ngại việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42 chuyển sang xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.

Bên cạnh đó, các khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác (đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) nếu không được tiếp tục thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 42 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là quá trình xử lý TCTD yếu kém. Do đó, cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42/2017/QH14 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.

“Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; Đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị.

Đọc thêm

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Tin tức

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Chủ nhiệm UBKT Thành ủy

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã dự lễ và trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy, đợt 7/11.
351 đảng viên quận Long Biên nhận Huy hiệu Đảng đợt 7/11 Tin tức

351 đảng viên quận Long Biên nhận Huy hiệu Đảng đợt 7/11

TTTĐ - Sáng 7/11, Quận uỷ Long Biên tổ chức trao Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tặng các đảng viên thuộc Đảng bộ quận.
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hoa kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga Tin tức

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hoa kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga

TTTĐ - Sáng 7/11, nhân dịp kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (quận Ba Đình, Hà Nội).
Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền trong thực hiện dự án đầu tư công Tin tức

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền trong thực hiện dự án đầu tư công

TTTĐ - Góp ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Giải phóng nguồn lực, khơi thông điểm nghẽn Tin tức

Giải phóng nguồn lực, khơi thông điểm nghẽn

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc sửa đổi luật phải khuyến khích sáng tạo, giải phóng nguồn lực, khơi thông điểm nghẽn, bám sát thực tiễn, không cầu toàn, không nóng vội, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Chính sách đặc biệt để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Tin tức

Chính sách đặc biệt để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thống nhất cần có những chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tuyên truyền sâu rộng để thực thi sáng tạo, hiệu quả Luật Thủ đô Tin tức

Tuyên truyền sâu rộng để thực thi sáng tạo, hiệu quả Luật Thủ đô

TTTĐ - Luật Thủ đô sẽ tạo ra sức bật đưa Thủ đô Hà Nội vươn tầm cao mới. Tuy nhiên, "Luật nằm trên giấy, việc thực thi Luật nằm trong dân", nên với bất kỳ Luật nào việc tuyên truyền cũng có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm để giúp cán bộ và người dân thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm trong vận dụng; đem lại sự sáng tạo, hiệu quả trong thực thi Luật.
Trao Huy hiệu Đảng tặng 335 đảng viên quận Ba Đình Tin tức

Trao Huy hiệu Đảng tặng 335 đảng viên quận Ba Đình

TTTĐ - Sáng 6/11, Quận ủy Ba Đình tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tặng các đảng viên thuộc Đảng bộ quận.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, nét đẹp văn hóa khu dân cư Tin tức

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, nét đẹp văn hóa khu dân cư

TTTĐ - Ngày 5/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP Huế.
Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển Tin tức

Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển

TTTĐ - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế...
Xem thêm