Tag

Ninh Bình: Phát huy sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước

Môi trường 01/04/2021 00:00
aa
TTTĐ - Ninh Bình là một tỉnh có tài nguyên nước tương đối dồi dào nhưng những năm gần đây, do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa nên một số nguồn nước đã bắt đầu bị ô nhiễm.
Ninh Bình: Bắt đối tượng xin đi nhờ xe tải để vận chuyển ma túy ra Hà Nội tiêu thụ Hành khách của Vietnam Airlines được miễn phí tham quan Thung Vối, Ninh Bình Ninh Bình sẽ chủ trì 38 hoạt động trong "Năm Du lịch quốc gia 2021"

Nguồn tài nguyên nước của tỉnh đang bị biến đổi cả về trạng thái và chất lượng. Điều này buộc ngành chức năng tỉnh phải có những biện pháp linh hoạt để bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Ninh Bình hiện có 811,2 km chiều dài sông suối và 2.367,5 km kênh mương. Chất lượng nước các sông chính trên địa bàn tỉnh chưa bị ô nhiễm, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, chất lượng nước đang có chiều hướng suy giảm, một số khu vực đã bị ô nhiễm...

Ninh Bình cũng có một mạng lưới sông, suối khá dày với tổng chiều dài khoảng trên 1.000 km gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Bút, sông Bôi cùng một số sông nhỏ khác và các phụ lưu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 9 hồ, đập lớn, với tổng diện tích khoảng 1.300 ha, dung tích 24 triệu m3, cung cấp nước cho gần 29.000 ha lúa…

Ninh Bình: Phát huy sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước
Một góc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ninh Bình

Qua thăm dò, điều tra cho thấy, chất lượng nước các sông trong tỉnh phần lớn đã bị ô nhiễm vi sinh và hữu cơ. Mức độ ô nhiễm tăng dần, từ thượng lưu về hạ lưu, đặc biệt là các đoạn chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp đều bị ô nhiễm do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước dưới đất của tỉnh ta không phong phú, chỉ có khu vực phía Tây (bao gồm thị xã Tam Điệp, phía Tây, phía Đông Bắc huyện Nho Quan) nước dưới đất tồn tại trong các khe nứt đá vôi có trữ lượng và chất lượng khá tốt, có thể khai thác cấp nước tập trung với quy mô lớn, song vẫn chưa làm rõ được diện phân bố.

Việt Nam đang trở thành quốc gia có nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Chúng ta được cảnh báo rằng có thể sẽ thiếu nước khủng hoảng trong mười năm tới. Vì vậy, không chỉ riêng Ninh Bình, bảo vệ tài nguyên nước là một trong những yếu tố quan trọng buộc các tỉnh, thành khác cần phải được xem xét trong quy hoạch của các ngành.

Vừa qua, hưởng ứng Ngày nước thế giới năm 2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới trên phạm vi toàn tỉnh. Qua đó, tạo được phong trào hưởng ứng sôi nổi tại các huyện, thành phố. Các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình trong tỉnh cũng tăng thời lượng phát sóng các nội dung về giá trị của nước, tài nguyên nước đối với các hoạt động của đời sống. Pano, băng - zôn, áp phích được treo tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm thích hợp để truyền tải thông điệp, chủ đề về tài nguyên nước.

Cùng với đó, ngành chức năng kêu gọi người dân ứng dụng công nghệ thông tin và internet, khuyến khích chia sẻ các phóng sự, pano, áp phích, khẩu hiệu, hình ảnh, các chương trình trực tuyến, tài liệu các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo và các webtise có nội dung liên quan chủ đề Ngày Nước thế giới. Qua đó đã gia tăng sự quan tâm, thu hút lượng tương tác của cộng đồng.

Ninh Bình: Phát huy sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ninh Bình

Về lâu dài để quản lý, khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của cộng đồng. Trong đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ chương, chính sách về bảo vệ tài nguyên nước trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tổ chức các cuộc tìm hiểu, sáng tác nghệ thuật về nước đóng vai trò quan trọng và phải đi trước nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ tài nguyên nước.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm