Tag

Những thư viện đặc biệt ở quê hương Nông thôn mới

Nông thôn mới 01/06/2020 16:04
aa
TTTĐ - Với sự chung tay của các cấp ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của đông đảo nhân dân, thời gian qua, hệ thống phòng đọc sách báo trong khu dân cư đã được phát triển rộng khắp ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Cũng từ đây nhiều cách làm hay và sáng tạo đã đưa phong trào đọc sách báo ở các vùng quê nông thôn mới đang ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần không nhỏ nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng.

Những thư viện đặc biệt ở quê hương Nông thôn mới

Phòng đọc sách báo của người dân thôn An Mỹ (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)

Bài liên quan

Huyện Thanh Oai: Nhiều xã phấn đấu xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Tái đàn trong chăn nuôi lợn: Thận trọng để tránh rủi ro

100% số xã của Hà Nội hoàn thành các tiêu chí giáo dục, y tế

Xây dựng Nông thôn mới - phong trào thi đua thiết thực nhất ở ngoại thành

Nông thôn mới Hà Nội tập trung thực hiện nhiệm vụ “kép”

Ba Vì huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới

Điểm hẹn của người dân sau những giờ lao động

Lâu nay, người dân thôn An Mỹ (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã coi nhà văn hóa thôn là ngôi nhà thứ hai, nơi giải trí sau mỗi buổi làm việc mệt nhọc. Thế nên, những năm qua, chính quyền địa phương đã sửa chữa, cải tạo lại nhà văn hóa thôn, sắp xếp các phòng hội trường chuyên dụng như: Phòng cờ tướng, bóng bàn, thư viện, sân cầu lông… để phục vụ nhu cầu của người dân. Nhờ đó, người dân địa phương có thêm một sân chơi bổ ích, có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao đời sống tinh thần và tăng tính đoàn kết toàn dân.

Đến thăm thôn An Mỹ hôm nay, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên, bởi nơi đây trước kia vốn là một làng quê yên bình, nay đã đông vui, tấp nập người xe qua lại. Những con đường dẫn vào thôn được bê tông hóa, khang trang, sạch sẽ. Hai bên đường được trồng đủ các loại hoa nhiều màu sắc khiến cho cảnh quan thiên nhiên vùng làng quê không những trong lành, sạch đẹp mà còn mang dáng dấp của một phố phường hiện đại.

Qua lời giới thiệu của những người dân sống tại đây, chúng tôi tìm đến Nhà văn hóa thôn An Mỹ. Đây được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người dân vì có nhiều phòng, hội trường chức năng phục vụ nhu cầu giải trí của người dân trong thôn.

Thư viện của thôn An Mỹ (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn thu hút đông đảo người dân trong thôn tới đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin
Thư viện của thôn An Mỹ (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn thu hút đông đảo người dân trong thôn tới đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin

Bác Vũ Văn Nha, thành viên câu lạc bộ (CLB) thơ, chi hội trưởng chi hội người cao tuổi thôn An Mỹ cho biết: “Từ ngày nhà văn hóa được tu sửa lại, bà con nhân dân chúng tôi thường tập trung tại đây để giao lưu, trò chuyện cùng nhau. Tùy theo sở thích, đam mê của mỗi người nên thôn đã thành lập ra nhiều câu lạc bộ để người dân có cơ hội tham gia như CLB thơ, CLB bóng bàn, CLB cờ tướng, CLB văn nghệ, CLB cầu lông… Hầu hết mọi người dân trong thôn đều hào hứng với các phong trào của thôn, của xã nên đời sống tinh thân của người dân chúng tôi được cải thiện rõ rệt”.

Có mặt tại phòng thư viện của nhà văn hóa thôn An Mỹ, chị Nguyễn Thị Thảo (thôn An Mỹ, xã Đại Thắng, Phú Xuyên) cho biết: "Hằng ngày tôi phải đi làm từ 8h - 15h. Sau khoảng thời gian đó, tôi thường rủ mấy chị em cùng xóm ra nhà văn hóa để đọc sách, báo để biết thêm thông tin. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm đọc các loại sách về hướng dẫn chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng để bổ sung vốn kiến thức, áp dụng vào thực tế.

Không chỉ đọc sách báo, chơi cầu lông mỗi buổi chiều, vào các dịp hội hè, lễ Tết, chị em trong hội phụ nữ của thôn thường tụ họp để tập văn nghệ, biểu diễn chào mừng. Tất cả các hoạt động này đều mang lại nhiều lợi ích thiết thực như giúp bà con nhân dân tăng cường hiểu biết, rèn luyện sức khỏe và tăng tính đoàn kết toàn dân.

Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào trong thôn để từng bước nâng cao đời sống của người dân địa phương”.

“Món ăn” tinh thần bổ ích

Không chỉ riêng Phú Xuyên mà ở nhiều huyện ngoại thành khác trên địa bàn Hà Nội cũng đang duy trì mô hình phòng đọc sách báo để phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của bà con nhân dân. Đơn cử như thư viện nhỏ ở làng Đống Chanh, xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội).

Phong trào đọc sách đã nhen nhóm và phát triển ở làng từ mấy chục năm qua. Khởi phát từ thư viện nhỏ, nằm trong ngôi đình cổ kính, đến nay, phòng đọc sách báo của thôn đã trở thành điểm đến quen thuộc của bà con nhân dân trong thôn. Mặc dù điện thoại thông minh, internet, mạng xã hội đang tràn ngập nhưng cứ buổi chiều, người già và các học sinh vẫn nâng niu từng trang sách báo ở thư viện như một "nếp làng" rất đẹp của Đống Chanh.

Kể về sự ra đời của thư viện, cụ Nguyễn Ngọc Giám - người thủ thư già tình nguyện bao năm qua phục vụ miễn phí người dân đến đọc sách báo, dù tuổi đã cao (90 tuổi) nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn - hào hứng nói: “Năm 1982, thấy cần thiết có thư viện để người dân có thêm thông tin, kiến thức nên tôi đề xuất và cùng với địa phương vận động quyên góp, ủng hộ sách, báo, đồng thời chọn đình làng là điểm đặt thư viện. Ngay khi mới mở, dù số lượng sách còn ít song thư viện đã thu hút nhiều độc giả, nhất là những cô cậu học sinh”.

Việc đọc sách thành nếp quen của người dân thôn Đống Chanh, xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội)
Việc đọc sách thành nếp quen của người dân thôn Đống Chanh, xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội)

Nhớ lại những ngày đầu hình thành thư viện của thôn, ông Nguyễn Thành Đồng, phó trưởng thôn Đống Chanh cho biết: “Những ngày thư viện mới hình thành, sách còn khan hiếm lắm. Con em chúng tôi - thế hệ sinh vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước - đã phải xếp hàng để vào đọc sách. Nhờ việc đọc sách, các cháu học tập tốt hơn”.

Từ năm 2000 đến nay, cụ Nguyễn Ngọc Giám đã trở thành thủ thư chính của Thư viện Đống Chanh. Những cuốn sách, báo ở thư viện đã được cụ Giám giữ gìn và tích cực giới thiệu đến người dân trong làng. Ngoài việc phục vụ người đọc trực tiếp, cho mượn mang về, cụ còn đưa sách đến tận tay thợ cắt tóc, chị bán hàng hay những ai muốn đọc mà không tiện đến. Nhờ sự tận tình của cụ Giám mà nhiều người dân được đọc những cuốn sách hay, biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Nhận thấy sự hiệu quả từ mô hình đọc sách tại Thư viện Đống Chanh, năm 2019 vừa qua, Thư viện Hà Nội đã ủng hộ thêm 200 cuốn sách mới theo chương trình luân chuyển sách (mỗi năm có 2 đợt, đến nay đã có hơn 7.000 cuốn được luân chuyển về thư viện).

Hiện tại, Thư viện Đống Chanh có hơn 1.000 cuốn sách, chia theo 5 chủ đề: Chính trị, pháp luật, khoa học, văn học và sách truyện thiếu nhi. Ngoài ra, thư viện còn có các tờ báo như: Hànộimới, Quân đội nhân dân… Mỗi ngày, thư viện tiếp đón khoảng 20 người, chủ yếu là người cao tuổi và các cháu học sinh đến đọc trực tiếp và hơn 20 người mượn sách mang về nhà để tranh thủ đọc lúc rảnh việc.

Khi được hỏi làm thế nào để duy trì được phong trào đọc sách trong khi điện thoại thông minh, internet, mạng xã hội đang thu hút nhiều người, cụ Nguyễn Ngọc Giám cười hiền hậu nói: “Nơi đây, việc đọc sách thành nếp quen rồi, ngày nào thư viện cũng mở phục vụ bà con, nếu không, mọi người sẽ cảm thấy thiếu món ăn tinh thần bổ ích”.

Đánh giá về tính hiệu quả của Thư viện Đống Chanh, đại diện lãnh đạo xã Minh Cường (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: Phong trào đọc sách ở thôn Đống Chanh đã lan tỏa ra toàn xã, góp phần đẩy mạnh phong trào hiếu học ở địa phương. Toàn xã có 4 thôn và tất cả đều có thư viện. Bình quân mỗi năm, một thư viện làng thu hút 6.000 - 8.000 lượt người đọc và mượn sách. Nhờ vậy, thư viện đã góp phần vào thành tích học tập của học sinh các cấp trên địa bàn. Năm nào xã cũng có 50 - 60 học sinh thi đỗ vào các trường đại học.

Với những tín hiệu tích cực từ mô hình phòng đọc sách báo của thôn, xã Minh Cường luôn ghi nhận, biểu dương việc làm rất ý nghĩa của cụ Nguyễn Ngọc Giám. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng tiếp tục vận động tập thể, cá nhân ủng hộ sách, báo và tham gia phát triển văn hóa đọc ở địa phương. Đây không chỉ là mong muốn của cụ Giám mà còn là niềm vui của những người dân Đống Chanh và trên địa bàn xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội).

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xem thêm