Tag

Những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền con người

Xã hội 22/11/2020 09:00
aa
TTTĐ - Việt Nam rất giàu truyền thống nhân văn và khái niệm nhân quyền đi liền với yêu thương con người, khoan dung, hòa ái. Thành tựu nhân quyền Việt Nam là to lớn, vững chắc, dựa trên chế độ xã hội ưu việt, thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cùng với một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện, không có ai, không lực lượng chính trị, trong và ngoài nước có thể phủ nhận được.
Người dân luôn được hỗ trợ để bảo đảm đời sống
Người dân luôn được hỗ trợ để bảo đảm đời sống

Bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền con người, tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật.

Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đặt con người vào “vị trí trung tâm”, “mọi mục tiêu, động lực của sự phát triển là vì con người, do con người”, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người đã trở thành một nguyên tắc trong hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước.

Nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, minh bạch hóa trách nhiệm nhà nước đã được thẩm thấu vào trong quy trình xây dựng luật pháp và chính sách về quyền con người, góp phần vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người.

Việc ghi nhận các quyền mới của con người trong Hiến pháp năm 1992 và năm 2013 đã phản ánh xu thế hội nhập của đất nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Điều này cũng thể hiện những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và thừa nhận quyền con người phổ biến được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, là sự năng động, nhạy bén của Nhà nước trong việc xử lý mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người phổ biến với đặc thù về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của các quốc gia, giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết quốc tế, bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Bên cạnh việc nâng cao số lượng và chất lượng quyền con người trong Hiến pháp, Nhà nước chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với các quy định cụ thể, dễ thực hiện, giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở các nguyên tắc chung nhằm giảm bớt việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều bộ luật được sửa đổi và ban hành mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm tốt hơn các quyền của người dân như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Người cao tuổi...

Hỗ trợ người dân bị thiệt hai do mưa lũ
Hỗ trợ người dân bị thiệt hai do mưa lũ

Nhà nước ta đã đạt được những thành quả to lớn về quyền con người

Những kết quả đạt được trong việc ban hành chính sách, pháp luật về quyền con người của Nhà nước ta những năm qua là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền con người, phù hợp với thực tiễn đòi hỏi trong nước cũng như đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong luật Nhân quyền quốc tế đã được quán triệt và trở thành nội dung quan trọng của văn bản pháp luật Việt Nam về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và thực thi quyền con người

Đáng chú ý, trong nội dung sửa đổi và trong những bộ luật mới đã thể hiện những nhận thức, quan điểm mới của Nhà nước ta trên lĩnh vực quyền con người. Chẳng hạn, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) không chỉ đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo, mà còn bảo đảm quyền cho tất cả người có đạo - cho dù họ là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, cho dù họ là người tự do hay đang thi hành án.

Mục 5 (Điều 5) quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, … bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.

Điều 8, quy định: “ Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Hiện nay, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta diễn ra bình thường, nếu không nói là sôi động.

Nghị định của Chính phủ về “Quản lý, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, xác định chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhân dân ở các vùng khó khăn có thể sử dụng dịch vụ này.

Điều 4 quy định: “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,…; Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Đọc thêm

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp Xã hội

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp

TTTĐ - Tất cả các Khối công - tư - cộng đồng chung tay đề xuất bốn kế hoạch trình Chính phủ Thái Lan nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội quyết định bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách đã được TP và Trung ương ban hành trong năm 2024 gồm 925,4 tỷ đồng.
Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương Muôn mặt cuộc sống

Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của TP Hà Nội
Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước? Muôn mặt cuộc sống

Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước?

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã thông qua quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước TP Hà Nội.
Xem thêm