Ngày 20/7/1969, cách đây đúng 50 năm, tàu con thoi Apollo 11 đã đưa người đầu tiên trên Trái Đất đáp xuống Mặt trăng. "Một bước chân nhỏ của con người, một bước nhảy vọt của nhân loại", đó là câu nói nổi tiếng của Neil Armstrong khi anh đặt những bước chân đầu tiên trên Mặt Trăng.
Edwin 'Buzz' Aldrin, một trong hai phi hành gia của tàu Apollo 11, đặt những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969. Đây được coi là đỉnh cao trong chương trình vũ trụ của Mỹ, đánh dấu mốc thắng lợi trong cuộc đua vào vũ trụ với Liên Xô. Ảnh: NASA/EPA
Được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy trên Đảo Merritt, bang Florida vào ngày 16/7/1969, tàu Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ năm của Chương trình Apollo và là sứ mạng lịch sử đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Trên tàu Apollo 11 có ba phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Edwin Eugene Aldrin, Jr. (còn gọi là 'Buzz' Aldrin) và Michael Collins. Armstrong và Aldrin đều đặt chân lên Mặt Trăng, trong khi Collins một mình lái mô-đun Điều khiển "chờ" trên quỹ đạo của Mặt trăng cho đến khi hai đồng nghiệp trở lại, trước khi cùng quay về Trái Đất.
Phi thuyền Apollo có ba bộ phận: Mô-đun Điều khiển (Command Module) với cabin cho ba phi hành gia cùng với khoang hạ cánh trở lại Trái Đất; Mô-đun Phục vụ (Service Module ) có chức năng hỗ trợ Mô-đun Điều khiển; và Mô-đun Mặt Trăng (Lunar Module) có nhiệm vụ đáp xuống Mặt Trăng.
Sau khi được phóng lên vũ trụ bởi tầng trên của tên lửa đẩy Saturn V, các phi hành gia tách con tàu khỏi tên lửa và du hành trong ba ngày cho đến khi đi vào quỹ đạo của Mặt Trăng. Armstrong và Aldrin sau đó di chuyển vào Mô-đun Mặt Trăng và hạ cánh tại vùng Biển Tĩnh Lặng (Sea of Tranquility).
Họ ở đó trong vòng 21,5 tiếng, tiến hành các nhiệm vụ làm thí nghiệm địa chấn, thu thập mẫu đất đá. Sau khi bay lên bằng phần trên của Mô-đun Mặt Trăng và quay trở lại Mô-đun Điều khiển với Collins, cả ba nhà du hành trở về Trái Đất và hạ cánh xuống Thái Bình Dương vào ngày 24/7.
Dưới đây là chùm ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của sứ mạng Apollo 11:
Tiến sĩ Wernher von Braun dừng chân trước tên lửa Saturn V, khi đó đã sẵn sàng cho sứ mạng lịch sử Apollo 11, tại Mũi Canavarel vào ngày 10/7/1969. Tên lửa này được phát triển bởi Trung tâm Bay vũ trụ Marshall ở Huntsville dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Braun. Ảnh: NASA/EPA
Tên lửa Saturn V cao 110 mét, mang theo tàu Apollo 11 được phóng khỏi bệ vào ngày 16/7/1969. Ảnh: NASA/EPA
Phi hành đoàn Apollo 11 gồm: Chỉ huy Neil Armstrong (trái), phi công mô-đun Điều khiển Michael Collins (giữa) và phi công mô-đun Mặt Trăng Edwin Aldrin Jr. (phải). Ảnh: NASA/EPA
Nhân viên Trung tâm Điều hành Phóng theo dõi cảnh tên lửa Saturn V rời bệ phóng vào ngày 16/7/1969. Ảnh: NASA/EPA
Quốc kỳ Mỹ tung bay khi tên lửa Saturn V vút lên không trung. Ảnh: NASA/EPA
Mô-đun Mặt Trăng trên nền Mặt Trăng và hình ảnh Trái Đất ở phía chân trời vào ngày 20/7/1969. Ảnh: NASA/EPA
Phi hành gia 'Buzz' Aldrin bên trong mô-đun Mặt Trăng có tên gọi là "Đại bàng". Ảnh: NASA/EPA
Trái đất hiện ra tuyệt đẹp phía chân trời, nhìn từ mô-đun "Đại bàng" ngay trước khi mô-đun này đáp xuống Mặt Trăng. Ảnh: NASA/EPA
Các kỹ sư điều khiển tại Trung tâm Vũ trụ ở Houston khi mô-đun "Đại bàng" đang đáp xuống bề mặt Mặt trăng. Ảnh: NASA/EPA
Mô-đun "Đại bàng" đang bay trên quỹ đạo Mặt Trăng, được chụp bởi phi công của mô-đun Phục vụ, Michael Collins vào ngày 20/7//`969. Ảnh: NASA/EPA
Giày và dấu chân của 'Buzz' Aldrin in trên đất Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969. Ảnh: NASA/EPA
'Buzz' Aldrin đứng bên quốc kỳ Mỹ được cắm trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA/EPA
Hố thiên thạch 308 trên Mặt Trăng, được tàu Apollo 11 chụp từ trên quỹ đạo. Ảnh: NASA/EPA
Dấu giày của 'Buzz' Aldrin trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA/EPA
'Buzz' Aldrin đứng bên thiết bị đo địa chấn Mặt Trăng. Ảnh: NASA/EPA
Các thành viên của sứ mạng Apollo 11 chờ được vớt lên trực thăng của tàu USS Hornet vào ngày 24/7/1969 khi họ trở về Trái đất. Ảnh: NASA/EPA
Tổng thống Mỹ Richard Nixon (phải) đón các phi hành gia Apollo trở về: từ trái sang: Armstrong, Collins và Aldrin trên tàu USS Hornet. Ảnh: NASA/EPA
TTTĐ - Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.
TTTĐ - Ngày 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
TTTĐ - Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.
TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh diễn ra vào tối 28/9 tại Hoàng Thành Thăng Long có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
TTTĐ - Tối 27/9 đã diễn ra lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024. Hàng nghìn người dân đã tới tham quan, trải nghiệm và đọc sách tại các gian hàng trưng bày.
TTTĐ - Những ngày đầu mùa thu, phố phường Hà Nội trở nên rực rỡ với những áp phích, băng rôn... hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
TTTĐ - Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động
TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện.