Nhiều ý kiến đồng tình với Đề án điều chỉnh địa giới hành chính quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy
HĐND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh địa giới hành chính các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm Toàn văn phát biểu của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung tại Lễ kỷ niệm |
Quang cảnh phiên họp |
Dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn; Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố.
Theo Tờ trình, Chính phủ đề nghị điều chỉnh 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 (Bắc Từ Liêm) về phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) và điều chỉnh 1 tổ dân phố (tổ 28 tập thể Bệnh viện 19-8 thuộc địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) về phường Mai Dịch (Cầu Giấy).
Chính phủ, chính quyền thành phố Hà Nội đề nghị điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính nêu trên xuất phát từ việc, theo Bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính 364 thì 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân (tổ 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32) tuy thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm), nhưng toàn bộ cư dân thuộc 8 tổ dân phố này đều đăng ký hộ khẩu thường trú và thực hiện mọi giao dịch hành chính, dân sự tại phường Nghĩa Tân.
Nhiều thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mặc dù việc quản lý dân cư nằm ngoài địa giới hành chính trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thuộc thành phố Hà Nội thời gian qua là chưa đúng với nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý dân cư, quản lý đất đai, nhưng đây là vấn đề do lịch sử để lại, đã kéo dài nhiều năm, cần có giải pháp phù hợp để giải quyết dứt điểm.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại phiên họp |
Vì vậy, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, đặc biệt là mong muốn, nguyện vọng của người dân và bảo đảm tính ổn định trong quản lý hành chính, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tán thành với phương án của Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính tại các khu vực có liên quan để tránh ảnh hưởng, xáo trộn đến đời sống của nhân dân.
Đối với quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026, theo Tờ trình của Chính phủ, nhiệm kỳ 2021-2026, thành phố Hà Nội đề nghị bố trí tổng số 19 đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách (tăng thêm 9 đại biểu so với quy định của Luật, tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ 2016-2021). Trong đó, 3 đại biểu là lãnh đạo HĐND thành phố (gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch), mỗi ban của HĐND thành phố bố trí 4 đại biểu gồm trưởng ban, 2 phó ban và 1 ủy viên hoạt động chuyên trách. Tại mỗi quận, huyện, thị xã có 5 đến 6 đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách (gồm 1 phó chủ tịch, trưởng, phó các ban của HĐND cấp huyện).
Qua thẩm tra, Ủy ban pháp luật của Quốc hội cho rằng, đề xuất của thành phố Hà Nội về bố trí tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố là có cơ sở thực tiễn, phù hợp với vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô và yêu cầu đảm đương khối lượng công việc ngày càng tăng của chính quyền các cấp trong bối cảnh thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách tài chính ngân sách đặc thù theo nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, khi không tổ chức HĐND phường thì nhiều nhiệm vụ của HĐND phường được chuyển lên cho chính quyền địa phương ở quận, thị xã và cấp thành phố, nên cần có phương án sắp xếp, bố trí đủ số lượng đại biểu chuyên trách cần thiết cho HĐND quận, thị xã để phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc và tăng cường năng lực giám sát, quyết định các vấn đề của địa phương khi Hà Nội thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị Hà Nội có phương án sắp xếp, bố trí đủ số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách cần thiết cho HĐND các quận và thị xã Sơn Tây trong nhiệm kỳ 2021-2026 để phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc và tăng cường năng lực giám sát, quyết định các vấn đề của địa phương trên địa bàn các quận, thị xã của thành phố, khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.
Kết thúc phiên họp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thống nhất sẽ hoàn thiện báo cáo thẩm tra để trình hai nội dung này lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.