Tag
Quận Long Biên, Hà Nội:

Nhiều công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang thoát lũ sông Hồng

Bạn đọc 08/08/2019 11:42
aa
TTTĐ - Thời gian qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều bạn đọc về tình trạng san lấp bãi sông Hồng, lấn chiếm hành lang thoát lũ, quây tôn phân lô mua bán, cho thuê trái phép xảy ra trên địa bàn phường Ngọc Thụy, Ngọc Lập (quận Long Biên, Hà Nội). Nhiều công trình xây dựng không phép đã uy hiếp hành lang bảo vệ đê nhưng dường như chính quyền phường không có biện pháp xử lý triệt để?

Nhiều công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang thoát lũ sông Hồng

Nhà hàng “Làng bia Quán Mộc” bị người dân phản ánh xây dựng không phép, lấn chiếm hành lang thoát lũ sông Hồng

Bài liên quan

Hàng loạt căn hộ tự ý thay đổi thiết kế, phá vỡ quy hoạch

Mua căn hộ của Vimedimex (KĐT Ciputra) - Cẩn trọng kẻo “nếm trái đắng”

UBND xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội): Bao che sai phạm?

Tìm thấy người mẹ trẻ xinh đẹp trong tình trạng hoảng loạn, sau 3 ngày mất tích

Căn hộ ở Ciputra bị trộm phá cửa, đục két lấy đi tài sản trị giá nhiều tỷ đồng

Đánh cược mạng sống cư dân với “bà hỏa” - Cần làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan

Ngang nhiên san lấp đất bãi tràn lan

Theo người dân ở phường Ngọc Thụy, thời gian gần đây tại tổ 36 phố Bắc Cầu cùng phường tái diễn tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép nhưng cơ quan chức năng sở tại không xử lý dứt điểm. Điều này đã gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân.

Một người dân sinh sống tại địa bàn phường cho hay, có một số công trình xây trái phép nằm sát hành lang đê sông Hồng. Thậm chí, rất nhiều diện tích đất bãi đang được san lấp, đổ nền, xâm lấn ra phía bờ sông Hồng để chuẩn bị thi công các công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

“Phóng viên muốn vào khu vực đó xác minh, chụp ảnh viết bài phải hết sức cẩn thận bởi những người lấn chiếm, san lấp đất bãi ở đây đều là đối tượng giang hồ cộm cán và có nhiều mối quan hệ nên rất nguy hiểm… Người dân bình thường thì khó mà làm được như thế”, người cung cấp thông tin lo ngại và nhắc nhở phóng viên.

Tiếp nhận thông tin phản ánh của bạn đọc, trong tháng 6/2019, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô trong vai người đi tìm mua, thuê đất bãi để ở và làm nhà xưởng, đã “mục sở thị” nhiều khu đất bãi tại tổ 36, phố Bắc Cầu đang được san lấp, quây tôn. Một số công trình trái phép đã mọc lên. Như vậy, những phản ánh của người dân hoàn toàn có cơ sở.

Theo quan sát của phóng viên, nhiều diện tích đất nằm sát bờ đê sông Hồng (thuộc tổ 36, phố Bắc Cầu) đã và đang được san lấp mặt bằng một cách rầm rộ. Những vết bánh xe ô tô tải ra vào còn hằn nguyên trên nền đất. Tại một số vị trí mà người dân phản ánh, “chủ đất” đã đổ xong nền bê tông, dựng bờ kè, quây tôn, xây các công trình phụ, thậm chí đã khoan giếng nước…

Đáng chú ý, tại khu vực này còn xuất hiện một khu nhà vườn được xây dựng rất hoành tráng sát bờ sông Hồng giống như khu nghỉ dưỡng. Trong khuôn viên, có ghế đá, hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ, bài trí rất bắt mắt.

Trước vấn đề này, dư luận không khỏi thắc mắc: Ai đang tiếp tay cho những công trình xây dựng trái phép như vậy? Tại sao các công trình xây trái phép, xâm chiếm hành lang đê sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại mà không bị phường Ngọc Thụy cũng như các cơ quan chức năng của quận Long Biên và đơn vị quản lý đê điều của thành phố xử lý hay cưỡng chế?

Liên quan đến vấn đề trên, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy. Tại buổi làm việc, lãnh đạo phường Ngọc Thụy cho biết, việc san lấp, lấn chiếm đất bãi đã xảy ra từ lâu. Khi phát hiện sự việc, phường đã đến lập biên bản, xử phạt hành chính vi phạm. Thời gian gần đây, chính quyền phường đã phối hợp chỉ đạo lực lượng chức năng, công an phường lắp camera giám sát xe ô tô vận chuyển đất cát vào khu này để kịp thời xử lý.

Khi phóng viên liên hệ đề nghị cung cấp các biên bản xử phạt cũng như hồ sơ liên quan đến một số khu vực xây dựng sai phạm thì vị lãnh đạo phường Ngọc Thụy báo bận việc gia đình. Phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô cũng liên lạc công việc qua thư điện tử nhưng hơn một tháng qua vẫn không có hồi âm.

Quán nhậu trên hành lang thoát lũ

Trong khi những khu đất bãi ở tổ 36, phường Ngọc Thụy đang bị lấn chiếm, san lấp, xây dựng trái phép nhưng không bị xử lý thì mới đây dư luận lại xôn xao, bàn tán về việc một nhà hàng có tên “Làng bia Quán Mộc” được xây dựng hoành tráng trên diện tích đất nằm cách cầu Chương Dương chỉ vài mét và sát mép sông Hồng. Nhà hàng này thuộc tổ 27, phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội).

Điều khiến người dân bức xúc, lo ngại là việc xây dựng nhà hàng đã đe dọa nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ sông Hồng; đe dọa hành lang an toàn của cầu Chương Dương. Tuy nhiên, đến nay nhà hàng vẫn không bị cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.

“Mỗi khi vào mùa mưa lũ, nước sông Hồng dâng lên gây ra tình trạng sạt lở bờ sông. Chúng tôi không hiểu tại sao nhà hàng ấy vẫn có thể xây dựng sát mép bờ sông Hồng, đe dọa hành lang thoát lũ như vậy”, anh Tuấn sinh sống tại khu vực, thắc mắc.

Tương tự, một người dân khác nêu ý kiến: “Thứ nhất, vấn đề đe dọa hành lang thoát lũ sông Hồng, an toàn cầu Chương Dương đã quá rõ, mọi người di chuyển qua đều dễ dàng nhìn thấy. Thứ hai, quá trình nhà hàng hoạt động kinh doanh liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và họ đảm bảo không vứt rác, xả thải bừa bãi ra sông Hồng…”.

“Chúng tôi nghe phong thanh nhà hàng này sửa chữa, xây dựng “vượt mặt” UBND phường Ngọc Lâm. Bình thường, người dân xây dựng nhà cửa, quán xá mà sai một chút là bị xử lý ngay. Tuy nhiên, nhà hàng được xây dựng trái phép này vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động kinh doanh rất nhộn nhịp”, một người dân khác chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày cuối tháng 7 cho thấy, khu vực nhà hàng “Làng bia Quán Mộc” đã được xây dựng kiên cố trên diện tích đất rộng hàng trăm mét vuông. Bên trong nhà hàng được chia thành nhiều dãy khác nhau, trong đó một dãy nhà hai tầng đã hoàn thiện, phần mái được lắp đặt biển quảng cáo với kích thước rất lớn.

Một bên tường của dãy nhà hai tầng hướng về phía cầu Chương Dương được gắn nhiều biển hiệu quảng cáo các thương hiệu bia nổi tiếng khác. Những người đi đường đều dễ dàng quan sát thấy.

Hầu hết các dãy nhà bên trong nhà hàng đều đã được sắp xếp, bày biện bàn ghế đầy đủ. Thời điểm phóng viên ghi nhận, có khá đông khách hàng ra vào ăn nhậu tại nhà hàng.

Ngay cạnh các dãy nhà, dưới gầm cầu Chương Dương là khu vực nhân viên nhà hàng này hướng dẫn khách để xe máy, xe ô tô.

Để có thông tin khách quan, đa chiều nhằm làm rõ những vấn đề bạn đọc thắc mắc, ngày 31/7, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ và có cuộc trao đổi với ông Trần Hoàng Việt, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm. Ông Việt cho biết, chủ nhà hàng không báo cáo UBND phường Ngọc Lâm khi tiến hành sửa chữa, xây dựng nhà hàng.

“Trước đây, diện tích đất này do một công ty thuê rồi hợp tác với hãng taxi Thành Công. Sau đó, hãng taxi xây trụ sở tại phần diện tích đất này. Thời gian vừa qua, họ có đề nghị được cải tạo, sửa chữa trên cơ sở hiện trạng, không xây dựng mới. Vừa rồi họ lại mở nhà hàng, không xin ý kiến của phường”, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm cho biết.

Cũng theo ông Việt, sau khi nắm được thông tin, UBND phường Ngọc Lâm đã mời đại diện chủ nhà hàng lên làm việc. Tuy nhiên, chủ nhà hàng đang đi công tác xa nên sẽ lên phường làm việc sau...

Đọc thêm

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm