Tag

Nhiều bài học kinh nghiệm phòng chống bão sau cơn bão Noru

Môi trường 28/09/2022 17:00
aa
TTTĐ - Bão Noru - một trong những cơn bão nguy hiểm nhất trong 20 năm gần đây - đã đi qua. Nhờ vào năng lực cảnh báo dự báo sớm, chủ động ứng phó với siêu bão, các cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị. Nhờ đó, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân và nhà nước.
PV GAS tích cực chuẩn bị, ứng phó với cơn bão Noru EVN đảm bảo vận hành nguồn và lưới điện sau khi cơn bão số 4 đổ bộ vào miền Trung Khôi phục lại giao thông đường sắt, hàng không sau cơn bão Noru Khẩn trương, quyết liệt ứng phó cơn bão số 4 (Noru) theo phương châm "4 tại chỗ"

Nâng cao năng lực dự báo sớm

Trưa 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra.

Thủ tướng đánh giá với tinh thần “phòng hơn chống”, các cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị và ứng phó bão với kết quả khả quan và tích cực, dù cơn bão được dự báo rất mạnh, rất nhanh và phức tạp. Nhờ đó, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân và nhà nước, chỉ có 4 người bị thương.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão

Theo người đứng đầu Chính phủ, có 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão: Thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm là yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người. Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Ba là xây dựng kịch bản, phương án phù hợp tình hình và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình hình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở; Thông tin, hướng dẫn kịp thời, thông suốt, toàn diện, đầy đủ tới người dân, các cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, quy luật tự nhiên ở miền Trung là nơi thường xuyên có mưa lũ, bão gió vào tháng 9, 10, 11. Vì vậy, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, cũng không lo sợ, hoang mang, hốt hoảng, mất bình tĩnh cùng sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cả nước với tinh thần đoàn kết, thống nhất, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Đánh giá về công tác dự báo, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết việc dự báo bão Noru được triển khai từ rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Dự báo về hướng di chuyển, thời gian đổ bộ, khu vực đổ bộ của bão Noru là chính xác, riêng cường độ khi đổ bộ thì nhỏ hơn 1 - 2 cấp so với dự báo ban đầu.

Toàn bộ hệ thống các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn của tổng cục, đặc biệt là các radar thời tiết ven biển tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4 đã thực hiện quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo bão.

Ngay từ ngày 23/9, khi bão còn ở ngoài khơi Philippines, Tổng cục đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai. Khi bão vừa vào Biển Đông, đã phát tin khẩn cấp kèm theo thông báo từng giờ với 33 tin chính thức và 44 tin bổ sung.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia đã thường xuyên giữ liên lạc và thảo luận với các cơ quan khí tượng Philippines, Nhật Bản để trao đổi đặc điểm bão và những tác động ở Philippines, về dự báo quỹ đạo, cường độ và ảnh hưởng có thể có của bão số 4.

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chủ động của người dân

Không có thiệt hại về người sau cơn bão Noru cũng nhờ vào sự chủ động ứng phó, sơ tán người dân của chính quyền địa phương cùng với sự đồng lòng, tin tưởng và có ý thức phòng chống thiên tai của người dân.

Tại Đà Nẵng, ngay khi có dự báo bão đổ vào, ngoài công việc của chính quyền thì nhờ có kinh nghiệm chống bão nhiều năm nên người dân, các cơ quan công sở, trường học đã chủ động gia cố, chèn chống nhà cửa vững chắc trước mùa mưa chứ không đợi khi bão đến.

Thành phố Đà Nẵng đã ban bố lệnh cấm ra đường lúc 20h nhưng từ chiều tối khi thấy gió giật mạnh thì người dân đã chủ động không ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn tính mạng của mình. Đó chính là ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ chính bản thân mình trước thiên tai của người dân ngày càng cao.

Tỉnh Quảng Nam cũng kịp thời sơ tán người dân tránh trú bão, hỗ trợ nhu yếu phẩm, thức ăn, nước uống cho dân trong thời gian tránh trú. Các đội xe lưu động cũng chạy dọc đường ven biển cả ngày lẫn đêm để phát đi những bản tin cảnh báo bão, vận động người dân sơ tán. Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng tới từng nhà vận động, giúp người dân gói ghém đồ đạc lên xe đến nơi trú ẩn.

Tỉnh Quảng Nam sơ tán gần 46 nghìn hộ dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền, hoàn thành trước 9h ngày 27/9 (Ảnh chụp màn hình)
Tỉnh Quảng Nam sơ tán gần 46 nghìn hộ dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền, hoàn thành trước 9h ngày 27/9 (Ảnh chụp màn hình)

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh: "Ngay từ khi bão chuẩn bị đổ bộ qua Philippines để đi vào Biển Đông, toàn bộ hệ thống từ trung ương tới địa phương đã chỉ đạo rất quyết liệt. Thủ tướng đã có ba công điện, trực tiếp hai lần họp với các địa phương, quyết định lập ban chỉ đạo tiền phương do Phó thủ tướng Lê Văn Thành làm trưởng Ban phòng chống bão tiền phương".

"Chúng tôi đi kiểm tra thì đến từng người dân đều biết nguy cơ cao của bão Noru, chính vì vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương đã ngấm đến từng người dân và chính sự chủ động này là yếu tố quan trọng để thiệt hại do bão gây ra giảm đi rất nhiều", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru)

Trong đó, bài học quan trọng nhất để giảm thiểu thiệt hại trong các cơn bão nói chung và bão Noru nói riêng vẫn là sự chủ động của người dân.

"Nếu chúng ta xây dựng được cộng đồng an toàn và mỗi người dân trong cộng đồng an toàn này ý thức được người dân phải làm gì trước bão thì chắc chắn sẽ đảm bảo giảm thiểu thiệt hại, sự chủ động này cũng giúp chúng ta khắc phục rất nhanh nếu có thiệt hại", ông Hiệp nhấn mạnh.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm