Tag

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục 03/09/2024 09:00
aa
TTTĐ - Trước những thách thức của toàn cầu hóa, việc giáo dục lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, nhiều trường học tại Hà Nội đã chú trọng giáo dục lịch sử cho các em học sinh trước mỗi sự kiện trọng đại của đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tận tâm vì thế hệ trẻ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nguồn cảm hứng để thế hệ trẻ tiến bước Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - Cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ

Hướng đến những ngày lễ lớn

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII và các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Đây cũng là năm diễn ra nhiều ngày lễ lớn của đất nước, của Thủ đô Hà Nội.

Vì thế, ngành Giáo dục Thủ đô đã phát động nhiều hoạt động, phong trào thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô gắn với lịch sử, truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Cô và trò Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hân hoan chào đón năm học mới trước thềm kỷ niệm 2/9

Các hoạt động cũng nhằm tri ân, tôn vinh những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; đồng thời, ghi nhận, tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Theo ghi nhận của phóng viên, năm học này, các trường học trên địa bàn Thủ đô đã tổ chức nhiều chương trình hay, hoạt động ngoại khóa bổ ích nhằm giáo dục kỹ năng sống, lòng tự hào dân tộc chohọc sinh, giúp các em tìm hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà.

Tại điểm Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình), để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp học sinh yêu thích lịch sử, hiểu về nguồn cội, thầy cô giáo nhà trường đã khéo léo đưa những thước phim tài liệu phong phú, đa dạng tới toàn thể học sinh, giúp các em có những giờ lên lớp ý nghĩa.

Chia sẻ với phóng viên, cô Hoàng Thị Lan Hương - Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: “Đây là chương trình có ý nghĩa đặc biệt trước thềm năm học mới khi không chỉ giúp đội ngũ giáo viên củng cố thêm kiến thức, đưa hình ảnh thực tế vào bài giảng mà qua đây cũng là dịp để giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước của dân tộc ta, từ đó đam mê với bộ môn Lịch sử".

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Học sinh Trường Tiểu học Phan Chu Trinh theo dõi những thước phim lịch sử đầy ý nghĩa

Từ thực tế triển khai, cô Lan Hương cho biết, các học sinh rất thích những tư liệu lịch sử quý giánày. “Chúng tôi mong rằng, chương trình lần này sẽ giúp các em nêu cao tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt giúp các em biết thêm lịch sử và những chiến công lẫy lừng của thế hệ cha anh đi trước”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Chu Trinh cho biết.

Chăm chú dõi theo thước phim Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình -Hà Nội, em Nguyễn Hồng Hạnh, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, cho hay: “Qua những đoạn video nhà trường chia sẻ, em cảm thấy vô cùng tự hào, xúc động khi được tìm hiểu về công lao to lớn của Bác Hồ. Em cũng hiểu rõ hơn về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã tồn tại hơn 4.000 năm qua và trở thành đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta”.

Nhiều sáng kiến đưa lịch sử địa phương vào trường học

Còn tại huyện Sóc Sơn, nơi mà cách đây 70 năm đã diễn ra Hội nghị quân sự Trung Giã - Dấu mốc lịch sử đáng tự hào của quân và dân ta, cũng đã có nhiều sáng kiến hay, độc đáo khi tích hợp nội dung lịch sử của Hội nghị vào chương trình giáo dục tại địa phương.

Cụ thể, với ý nghĩa to lớn của Hội nghị quân sự Trung Giã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn đã tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện đưa sự kiện lịch sử này vào tập bài giảng Giáo dục lịch sử địa phương Sóc Sơn, kèm theo đó là tập tài liệu hướng dẫn giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn từ năm học 2012 - 2013 đến nay. Phần Hội nghị quân sự Trung Giã được trình bày trong phần bài giảng “Sóc Sơn trong kháng chiến chống Pháp”… Đây là những tài liệu quan trọng giúp giáo viên và học sinh các nhà trường tìm hiểu, giảng dạy về lịch sử địa phương trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Bà Trần Thị Minh Huế, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn phát biểu tại Hội nghị Quân sự Trung Giã

Bà Trần Thị Minh Huế, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn cho biết, việc đưa các nội dung này đưa vào chương trình giáo dục tại các cấp học không chỉ đơn thuần là truyền tải lịch sử mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đạo lý, truyền thống; khẳng định trí tuệ, bản lĩnh; tôn vinh những anh hùng, liệt sĩ đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, khẳng định vị thế của quê hương Sóc Sơn với cả nước về phương diện lịch sử, truyền thống cách mạng.

Với cách làm khác, Trường Tiểu học Đoàn kết (quận Long Biên) đã tái hiện không khí hào hùng của lịch sử dân tộc thông qua các tiết mục văn nghệ do chính học sinh biểu diễn, gồm múa hát, nhảy hiện đại và biểu diễn trống kèn. Cùng với đó, đại diện giáo viên và học sinh toàn trường đã có một chuyến trải nghiệm học tập đầy ý nghĩa tại Khu quần thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Theo dấu chân Bác Hồ”.

Chia sẻ với phóng viên, thầy Đặng Vũ Hiệp, giáo viên Tổng phụ trách Trường Tiểu học Đoàn Kết cho biết: “Với chủ đề “Theo dấu chân Bác Hồ”, tôi tin rằng chuyến học tập trải nghiệm tại Lăng Bác sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về vị cha già kính yêu, Người đã hy sinh cả cuộc đời cho non sông đất nước, đem lại tự do, độc lập cho dân tộc. Điều này, giúp học sinh sẽ có những kỉ niệm không thể nào quên”.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Học sinh trường Tiểu học Đoàn Kết chụp ảnh kỷ niệm tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo anh Hiệp, chuyến về nguồn nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh cũng đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi học sinh được lắng nghe về lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ, các em sẽ nâng cao phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng chuyên môn, tích cực làm việc để mang lại hiệu quả công việc cao, góp phần cống hiến đưa Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời căn dặn của Bác Hồ. Qua đó, những thế hệ măng non cũng sẽ hiểu một cách toàn diện hơn về ý nghĩa trọng đại của thời khắc lịch sử Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, về bước ngoặt ghi tên đất nước ta trên bản đồ thế giới.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Học sinh Đặng Trần Hà Chi

Cùng nhà trường đến viếng Lăng Bác nhân dịp đặc biệt này, bạn Đặng Trần Hà Chi (học sinh lớp 4A2, Trường Tiểu học Đoàn Kết, quận Long Biên), chia sẻ: “Năm nay, dịp Quốc khánh 2/9 em được thầy cô đưa tới Lăng viếng Bác thay vì đi du lịch như mọi năm. Với em, đây là dịp rất đặc biệt để emvà các bạn hướng về cội nguồn, để học tập, noi theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác cũng như đức tính giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Người. Em nguyện học tập và rèn luyện, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước”.

Đọc thêm

Tìm được đội xuất sắc trong Liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ Giáo dục

Tìm được đội xuất sắc trong Liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 12/10, ngành GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ (năm học 2024 - 2025).
Hoà nhập toàn diện giáo dục nhưng vẫn thấm đẫm văn hoá Việt Giáo dục

Hoà nhập toàn diện giáo dục nhưng vẫn thấm đẫm văn hoá Việt

TTTĐ - Sáng 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự chương trình.
Hà Nội cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học Giáo dục

Hà Nội cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

TTTĐ - Hà Nội yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Bộ GD&ĐT thông tin kết quả thi Olympic quốc tế năm 2024 Giáo dục

Bộ GD&ĐT thông tin kết quả thi Olympic quốc tế năm 2024

TTTĐ - Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 38 lượt học sinh tham gia đều đều đoạt giải.
Cao đẳng Y tế Tiền Giang đạt chuẩn đào tạo nghề Dược, Điều dưỡng Giáo dục

Cao đẳng Y tế Tiền Giang đạt chuẩn đào tạo nghề Dược, Điều dưỡng

TTTĐ - Với việc các nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đã góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang trong đào tạo nhân lực y tế có trình độ chuyên sâu, bậc cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động y tế.
Niềm vui trên từng bước chân của học trò sau cơn bão số 3 Giáo dục

Niềm vui trên từng bước chân của học trò sau cơn bão số 3

TTTĐ - Trận bão số 3 vừa qua đã khiến ngành Giáo dục tổn thất rất lớn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành thiệt hại 1.260 tỷ đồng, mất 41.600 bộ sách giáo khoa cùng với thiết bị dạy học, đồ dùng học tập khác của học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng.
Tạo môi trường khuyến khích trẻ em tham gia và lên tiếng Giáo dục

Tạo môi trường khuyến khích trẻ em tham gia và lên tiếng

TTTĐ - Vừa qua, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức buổi trò chuyện trực tuyến: Sự tham gia của trẻ em Việt Nam để chia sẻ và công bố Báo cáo Khảo sát sự tham gia của trẻ em Việt Nam năm 2024. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) của MSD do Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SC) hỗ trợ.
Quy định rõ điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non Giáo dục

Quy định rõ điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; trong đó quy định rõ điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non.
Giới thiệu từ điển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Giáo dục

Giới thiệu từ điển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024), hướng tới Ngày Khoa học vì hòa bình và phát triển thế giới 10/11, chiều 10/10, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức tọa đàm giới thiệu “Từ điển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt - Anh - Trung”.
Đại học BUV mở rộng chương trình đào tạo, tăng giá trị học bổng Giáo dục

Đại học BUV mở rộng chương trình đào tạo, tăng giá trị học bổng

TTTĐ - Ra mắt chương trình đào tạo mới là hoạt động tiền đề trong chiến lược phát triển của BUV, xoay trục trọng tâm để đưa BUV tiến nhanh hơn trên hành trình trở thành “Home of the Lionhearted” (Ngôi trường của những trái tim sư tử bản lĩnh) hàng đầu.
Xem thêm