Tag

Nhà văn đứng về phía ánh sáng của lương tri

Người Hà Nội 20/04/2023 14:25
aa
TTTĐ - Nhà văn Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê tại làng Lộc Hà (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Với nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà, tên tuổi của ông vẫn sống mãi trong lòng độc giả.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải Nhì Giải báo chí Ngô Tất Tố 2019 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt giải Nhì giải Báo chí Ngô Tất Tố 2020 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt 2 giải báo chí Ngô Tất Tố 43 tác phẩm xuất sắc sẽ được trao giải Ngô Tất Tố năm 2022 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt 4 giải thưởng Giải báo chí Ngô Tất Tố năm 2022

Tham gia lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố (20/4/1893 - 20/4/2023) có sự góp mặt của nhiều nhà văn nổi tiếng như: GS Hà Minh Đức, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều... cùng đại diện gia đình nhà văn Ngô Tất Tố. Buổi lễ diễn ra trong không khí sôi nổi với những tham luận của các đại biểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn.

Nhà văn đứng về phía ánh sáng của lương tri
Đại diện gia đình tham gia lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực kiệt xuất của nền văn học Việt Nam. Cùng với những tác giả lớn thời bấy giờ như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... tác giả Ngô Tất Tố đã miêu tả và phản ánh hiện thực đất nước ta một cách chân thực nhất.

Sinh năm 1893, mất năm 1954, nên toàn bộ sự nghiệp viết của Ngô Tất Tố nghiêng về trước 1945. Trong chưa đầy 30 năm, tính từ khi vào nghiệp văn, ông đã để lại một khối lượng trang in không mỏng, gồm các sáng tác trên rất nhiều mặt hoạt động mà một cây bút nếu không đủ vốn, đủ hành trang, đủ nhiệt tâm và bản lĩnh thì khó mà vươn tới được.

Tác phẩm của Ngô Tất Tố là ranh giới giữa văn hóa cổ và hiện đại. Ông từng dịch và giới thiệu Nho giáo, Lão Tử, Mao Tử, Kinh dịch... Tuy nhiên, nhà nho lão thành lại vô cùng sắc sảo trong các vấn đề xã hội. Một Ngô Tất Tố hiện đại qua hàng loạt bài báo với tinh thần đấu tranh bảo vệ chân lý, quyền sống cho người nông dân bị áp bức khổ cực; Một Ngô Tất Tố hiện đại với những tiểu thuyết phóng sự phản ánh sâu sắc chân thực những bức tranh quê, những sự đổi đời của văn hóa phong kiến suy tàn sang thời kỳ bút lông chuyển sang bút sắt.

Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng của ông đều có một giá trị tư tưởng, một ý chí chỉ đạo với phong cách qua nhiều thể loại khác nhau.

Nhà văn đứng về phía ánh sáng của lương tri
Nhân 130 năm ngày sinh của nhà văn Ngô Tất Tố, buổi lễ cũng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày ra đời bản dịch đầu tiên của ông: “Cẩm Hương Đình”

Bên cạnh viết văn về nông thôn, Ngô Tất Tố còn là nhà báo sắc sảo của đời sống thành thị. Qua nhận xét của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố là “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho”. Chính từ báo chí mà độc giả đã tìm được một cách phát ngôn, một kiểu đại diện ở Ngô Tất Tố.

Theo Giáo sư Phong Lê, gần như số đông các nhà viết văn tại Việt Nam - ai cũng có vốn hiểu biết, vốn sống, vốn chia sẻ, cảm thông với người nông dân. “Tôi nghĩ có lẽ chưa ai đạt đến độ của Ngô Tất Tố. Hiểu và thương yêu đến trân trọng; Hiểu và lo lắng đến đau đớn và hiểu với bao khổ sở và thất vọng như trong Việc làng”, Giáo sư Phong Lê nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cũng chia sẻ: “Chúng ta kỷ niệm một nhà văn lớn, những tác phẩm của Ngô Tất Tố để lại giá trị sâu sắc trong lòng bạn đọc. Ở đó, ông đã đứng về phía ánh sáng của lương tri để chống lại bóng tối như trong tác phẩm “Tắt đèn”, “Lều chõng”. Ông chính là một ví dụ xuất sắc trong sự sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực phê phán xã hội. Điều này cho đến bây giờ vẫn cần thiết trong những trang viết của các nhà văn khác”.

Nhà văn đứng về phía ánh sáng của lương tri
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại buổi lễ

Trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố, con gái nhà văn, bà Ngô Thị Thanh Lịch chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về người cha đã khuất: “Một trong những việc làm của bố làm tôi nhớ là việc ông đã tha thứ cho một người làng ăn trộm ngô của nhà. Hôm đó, dân làng muốn phạt kẻ trộm bằng đòn roi nhưng ông đã thông cảm, cho rằng vì hoàn cảnh đói kém, đến đường cùng họ mới phải làm vậy mà tha lỗi”.

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm