Tag

Người trẻ với những tục lệ cầu may đầu năm

Nhịp sống trẻ 19/02/2024 12:52
aa
TTTĐ - Đi lễ cầu may đầu năm, xin chữ, khai bút… đó là nét đẹp của văn hoá Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Cứ vào tháng Giêng hàng năm, hầu hết các đền, chùa đều rất đông người trẻ đội lễ dâng phật, thánh để cầu chúc một năm mới gặp nhiều may mắn trong công việc, học tập.
Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng cầu may mắn Sĩ tử nô nức dâng hương cầu may trước kỳ thi THPT

Xin chữ thầy đồ

Trong nền văn hóa Việt Nam, việc cầu may dịp đầu năm thường bao gồm việc đến thăm nhà người thân, tặng phong bao lì xì và cúng lễ tại đền, chùa. Không ngoại lệ, nhiều người trẻ, trong đó có các sĩ tử đang “dùi mài kinh sử” cũng đến chùa dâng lễ, xin chữ ông đồ với mong muốn thi cử được đỗ đạt, công danh, sự nghiệp nhiều may mắn.

Những ngày đầu năm, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền ông Hoàng Mười luôn đông đúc, đặc biệt là người trẻ, sĩ tử năm nay bước vào kỳ thi quan trọng.

Nhiều người trẻ đi lễ đầu năm tại Văn miếu Quốc Tử Giám
Nhiều người trẻ đi lễ đầu năm tại Văn miếu Quốc Tử Giám

Đi cùng con trai năm nay học lớp 9 đang chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, chị Nguyễn Lệ Hằng ở quận Ba Đình cho biết: “Năm mới đi Văn miếu Quốc Tử Giám du xuân, mong bình an, tiện thể cầu cho con trai tôi thi cử đỗ đạt”.

Không chỉ cầu bình an, phần lớn mọi người còn xin chữ để được may mắn trong học hành, thi cử. Bạn Nguyễn Hương, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Năm nào mình cũng đi chùa đầu năm để cầu may mắn, bình an và xin chữ các thầy đồ. Năm nay mình cầu may mắn và đạt được điểm số cao trong các kỳ thi tại trường, vì thế mình đã xin chữ “Học””.

Có thể nói, xin chữ thư pháp đầu năm về treo trong nhà, lấy ý nghĩa chữ đó để phấn đấu là một nét đẹp trong văn hoá lâu đời của người Việt. Thư pháp không dành cho người vội, người viết cần nghiên cứu kỹ để bảo đảm hay cả về ý nghĩa, nội dung và đẹp về hình thức, người thưởng thức cần nhìn sâu để thấm nhuần được tư tưởng của nét chữ, hồn chữ.

Xin chữ đầu năm để bày tỏ mong muốn thi cử đỗ đạt, công danh, sự nghiệp gặp nhiều may mắn
Xin chữ đầu năm để bày tỏ mong muốn thi cử đỗ đạt, công danh, sự nghiệp gặp nhiều may mắn

Theo nhà thư pháp Nguyễn Thanh Tùng – người sáng lập Phòng tranh Thư pháp Ngẫu thư và tham gia viết thư pháp tại Tour đêm “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, các sĩ tử thường xin chữ: Học, Trí, Lộc, Đỗ… để cầu may mắn cho con đường khoa cử của mình. Chữ thư pháp thường được treo ở nơi học tập của các sĩ tử nơi có sự hài hòa năng lượng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên để sinh viên, học sinh cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi học tập và khám phá tri thức, hoàn thành tâm nguyện của bản thân và gia đình. “Ngày xuân, người Việt Nam có tục lệ xin chữ. Chữ xin về treo nơi trang trọng trong nhà, lấy ý nghĩa của những chữ đó làm điều răn mình. Bên cạnh chữ Hán-Nôm, nhiều người “thỉnh” những bức thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt) giúp định vị bản sắc của con người Việt Nam.”, anh Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Xem quẻ cầu may

Xem quẻ là một phương pháp để tìm hiểu vận mệnh và dự đoán tương lai. Gieo quẻ cầu may là một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết nhiều bạn trẻ. Ai cũng tâm niệm đi xem bói để biết trước được vận mệnh trong năm mới, từ xác định những điểm mạnh và yếu của bản thân để hoàn thiện hơn trong cuộc sống.

Trong ngày Tết Nguyên Đán, nhiều người Việt thường tìm đến các đền, chùa để rút quẻ thẻ hay xem tử vi, bói bài tây…

Xin quẻ thẻ là một việc làm không thể thiếu dịp đầu năm của nhiều người trẻ
Xin quẻ thẻ là một việc làm không thể thiếu dịp đầu năm của nhiều người trẻ

Bạn Thanh Huyền, sinh viên năm ba Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Hàng năm, mình thường theo mẹ đi rút quẻ thẻ ở chùa, đền để xem những thông điệp ghi trong đó. Điều này giúp mình chuẩn bị tinh thần và định hướng các thế mạnh của bản thân cho các kỳ thi trong năm”.

Còn Đinh Lê Anh Tuấn, sinh viên năm thứ 4 Học viện Nông nghiệp lại cho rằng: “Mình không tin vào mấy hình thức bói bài hay bổ quả cau… nên mình đi xem tử vi. Hình thức này khoa học, vì thế về cơ bản mình thấy cũng ổn. Xem để chiêm nghiệm, để thay đổi bản thân tốt hơn chứ không nên xem để lo âu, sầu não”.

Khai bút đầu xuân

Một trong những đều quan trọng của học sinh, sinh viên dịp đầu năm là khai bút. Khai bút đầu xuân được coi là khởi đầu may mắn và mong muốn năm mới sẽ chăm chỉ học tập, mang lại thành công trong thi cử.

Để khai bút, các bạn trẻ thường chọn một cây bút mới và mực mới màu đỏ, sau đó viết một đoạn văn, câu chúc tốt đẹp, những ước mơ và kỳ vọng cho năm mới lên giấy. Điều này thể hiện lòng thành kính và hy vọng vào một năm mới tốt lành, thành công.

Bạn Trần Trọng - sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải có chia sẻ rằng: “Theo mình tìm hiểu thông tin trên các trang mạng xã hội, tuổi của mình năm nay hợp khai bút từ 7 giờ tới 9 giờ sáng mùng 1 Tết. Đúng giờ đó mình đã vình đã viết ra giấy ước mơ của mình: “Đỗ chứng chỉ tiếng Anh”.

Nhiều sĩ tử đã dậy sớm viết những nét chữ đầu tiên của năm mới, gửi gắm hy vọng một năm học hành chăm chỉ, đạt kết quả cao
Nhiều sĩ tử đã dậy sớm viết những nét chữ đầu tiên của năm mới, gửi gắm hy vọng một năm học hành chăm chỉ, đạt kết quả cao

Ngoài ra, trong ngày Tết, các bạn học sinh, sinh viên, nhất là các sĩ tử cũng thường ăn chè đỗ và mặc áo màu đỏ để tạo ra cảm giác may mắn, tư duy tích cực trong việc học hành, thi cử.

Nói về việc khai bút đầu xuân, Thạc sỹ Quản lý văn hoá Lương Giang, giảng viên Đại học Kinh Bắc cho biết: “Cái đẹp và tinh thần trọng học của việc khai bút đã trở thành tục lệ bao đời người Việt và là một nét đẹp văn hóa rất độc đáo của nước ta. Bởi đối với người Việt, cây bút là một công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống. Khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp…. với ước muốn, nguyện vọng của mình trong năm mới hay tự nhắc nhở bản thân hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu”.

Trong nền văn hóa Việt Nam, việc cầu may dịp đầu năm là một truyền thống quan trọng cho những bạn trẻ đang học tập và làm việc. Xin chữ thầy đồ, gieo quẻ cầu may, khai bút đầu xuân, ăn chè đỗ và mặc đồ màu đỏ là những hoạt động mang ý nghĩa tâm linh và tạo niềm tin tốt đẹp cho mọi người trong một năm mới.

Đọc thêm

Vượt tiến độ việc hỗ trợ công trình đường dây 500 kV mạch 3 Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Vượt tiến độ việc hỗ trợ công trình đường dây 500 kV mạch 3

TTTĐ - 9 Tỉnh đoàn đã thành lập 465 đội hình tình nguyện với 6.302 đoàn viên, thanh niên tham gia công trình đường dây 500 kV mạch 3. Nhiều đơn vị vượt tiến độ, hoàn thành sớm khối lượng công việc được giao ngoài mong đợi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho đội ngũ tình nguyện viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho đội ngũ tình nguyện viên

TTTĐ - Ngày 5/7, tại trường Lê Duẩn, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy; cứu hộ, cứu nạn đường bộ và đường thủy cho đội ngũ tình nguyện viên, đội phản ứng nhanh giao thông năm 2024.
Tuổi trẻ Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh tham gia hiến máu tình nguyện Nhịp sống phương Nam

Tuổi trẻ Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh tham gia hiến máu tình nguyện

TTTĐ - Đoàn Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp các đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện “Giọt máu nghĩa tình - Vì đồng đội thân yêu”. Chỉ trong buổi sáng ngày 4/7, đã có 92 lượt đoàn viên thanh niên cán bộ chiến sĩ tham gia hiến máu.
GenZ Quảng Ninh và câu chuyện khám phá "vũ trụ ẩm thực" Camera 360 trẻ

GenZ Quảng Ninh và câu chuyện khám phá "vũ trụ ẩm thực"

TTTĐ - Nhà sáng tạo nội dung Hoàng Diệu Linh đã lan toả những nét đẹp của văn hoá ẩm thực Quảng Ninh tới các bạn trẻ bằng hàng loạt các khung hình đầy sắc màu và mẩu chuyện thú vị đằng sau mỗi món ăn.
Ấm áp nhà ăn “0 đồng” dành tặng bệnh nhân nghèo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ấm áp nhà ăn “0 đồng” dành tặng bệnh nhân nghèo

TTTĐ - Tại con ngõ nhỏ 15 Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) có một nhà ăn "0 đồng". Đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, nhà ăn này mang đến những bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.
Tuổi trẻ Ninh Thuận chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy

TTTĐ - Văn phòng Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Ninh Thuận và Tỉnh Đoàn Ninh Thuận vừa tổ chức Liên hoan “Tuyên truyền phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” năm 2024.
50 thí sinh tranh tài tại Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

50 thí sinh tranh tài tại Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc

TTTĐ - Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, năm 2024 có sự tham gia của 50 thí sinh xuất sắc đến từ 38 Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc. Thí sinh đoạt giải Nhất hội thi, ngoài phần thưởng tiền mặt 30 triệu đồng, sẽ được tham gia Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 vào năm 2025.
Thảo thơm những món quà “Ơn nghĩa sinh thành” Xã hội

Thảo thơm những món quà “Ơn nghĩa sinh thành”

TTTĐ - Chỉ còn thời gian ngắn nữa, mùa Vu lan lại về. Vu lan nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống sao cho vẹn tròn hiếu hạnh, hãy luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Hằng năm vào mỗi dịp này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành” thu hút sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.
Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái

TTTĐ - Nhiều bạn trẻ Thủ đô đã tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, công tác xã hội. Hoạt động này mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, vừa giúp giới trẻ tích luỹ thêm kỹ năng, những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái.
Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu Camera 360 trẻ

Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu

TTTĐ - Hub Challenge 2024, sân chơi hấp dẫn và đầy thử thách dành cho bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp sẽ chính thức mở cổng đăng ký vào ngày 22/7 tới. Đây là cũng là cơ hội để startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Xem thêm