Tag

Người trả lời chất vấn giải trình chưa rõ, Đại biểu Quốc hội được hỏi tiếp

Thời sự 17/08/2022 10:48
aa
Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8.2022, sáng 17.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Thời gian ĐBQH nêu câu hỏi tại phiên chất vấn không quá 1 phút/lần

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau gần 7 năm thi hành, Nội quy năm 2015 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung. Dự thảo Nội quy sửa đổi lần này gồm 24 vấn đề mới, trong đó:

Sửa đổi, bổ sung quy định về chất vấn tại Điều 17 của dự thảo như sau: Giảm thời gian đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu câu hỏi tại phiên chất vấn xuống còn không quá 1 phút/lần; ĐBQH được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề ĐBQH đã hỏi, thời gian tranh luận không quá 2 phút.

Bổ sung tại Điều 26 quy định về: Trang phục của đại biểu Quốc hội và khách mời tại phiên khai mạc, bế mạc, Lễ tuyên thệ là lễ phục; Việc ĐBQH, khách mời không sử dụng các thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự để bảo đảm trật tự, bảo mật, an toàn thông tin trong thời gian tiến hành phiên toàn thể này.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị sửa đổi quy định thời gian phát biểu là 5 phút. Vì đây vấn đề đổi mới đã được áp dụng tại nhiều kỳ họp trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, đã giúp cho mỗi phiên họp có nhiều ĐBQH được phát biểu hơn.

Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến đề nghị giữ quy định thời gian phát biểu là 7 phút như Nội quy hiện hành để ĐBQH có thể trình bày thấu đáo quan điểm của mình nên dự thảo Nội quy tiếp tục thể hiện theo hướng này.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình. Ảnh: Phạm Thắng
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình. Ảnh: Phạm Thắng

Cân nhắc quy định về việc tranh luận trong hoạt động chất vấn

Để bảo đảm phiên họp diễn ra thông suốt, hiệu quả, sôi nổi, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định Chủ tọa, người điều hành phiên họp có quyền linh hoạt kéo dài hoặc rút ngắn thời gian phát biểu hoặc giải trình; được quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng tranh luận hoặc phát biểu nếu ĐBQH phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc không phát biểu, tranh luận đúng nội dung. Dự thảo Nội quy đang được thể hiện theo hướng này.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về việc tranh luận trong hoạt động chất vấn: ĐBQH có quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề ĐBQH quan tâm. Thời gian tranh luận không quá 2 phút.

Vì thực tế tại các phiên chất vấn trong thời gian gần đây, mỗi đại biểu chỉ có 1 phút để chất vấn và phải đợi đến lượt mới được hỏi. Trong khi có trường hợp đại biểu không có câu hỏi nhưng lại được quyền tranh luận, không cần đợi theo thứ tự đăng ký và có đến 2 phút để tranh luận là không công bằng.

Do đó, đề nghị làm rõ nguyên tắc bất kỳ đại biểu nào hay chỉ đại biểu đặt câu hỏi đó mới có quyền tranh luận với người trả lời chất vấn.

Có ý kiến cho rằng tại phiên chất vấn, nếu người trả lời chất vấn giải trình chưa rõ thì ĐBQH cần tranh luận, truy vấn đến cùng. Việc này nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề với tính xây dựng cao, tìm ra giải pháp khắc phục khả thi, hữu hiệu và không chỉ đại biểu có câu hỏi mà đại biểu khác có cùng sự quan tâm cũng có quyền tranh luận với người bị chất vấn.

Dự thảo đã nội quy hóa đổi mới trong hoạt động chất vấn đã được thực tiễn kiểm nghiệm đó là giảm thời gian chất vấn, chất vấn lại xuống 1 phút. Theo đó, thời gian tranh luận cũng chỉ nên trong khoảng 1 phút đến 2 phút.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị làm rõ khái niệm “tranh luận”, “chất vấn”, “chất vấn lại” để vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về thời hạn gửi tài liệu trong một số trường hợp đặc biệt do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Việc này để phù hợp với thực tế hiện nay như tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội, về công tác nhân sự hoặc về các nội dung phát sinh trong quá trình thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22). Kỳ họp diễn ra trong một ngày, nhằm xem xét các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới Tin tức

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

TTTĐ - Ngày 28/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp Tin tức

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

TTTĐ - TP Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính cơ sở mới, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở Tin tức

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

TTTĐ - Nhấn mạnh công tác sắp xếp cán bộ là hết sức quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu tập thể Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phải đoàn kết, bản lĩnh, khách quan, dân chủ tìm được cán bộ xứng đáng tổ chức bộ máy cấp cơ sở...
BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính Tin tức

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn 2 nhóm nội dung quan trọng.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương Tin tức

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).
Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời” Tin tức

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

TTTĐ - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Ông Y Thanh Hà Niê K'đăm làm Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nhân sự

Ông Y Thanh Hà Niê K'đăm làm Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Ông Y Thanh Hà Niê K'đăm, 52 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020-2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng

Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
Xem thêm