Tag
Phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Tin tức 18/04/2025 19:42
aa
TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc

Cùng tham gia đoàn giám sát có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.

Về phía thành phố Hà Nội, tham dự buổi làm việc có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai.

Báo cáo Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định: phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, là một trong những khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định "Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao... xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế" là một trong các khâu đột phá để đạt được những mục tiêu đề ra của Đại hội.

Căn cứ nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) đã ban hành 10 Chương trình công tác, trong đó có Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025" với 18 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ trọng tâm đó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình 06-CTr/TU, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn báo cáo Đoàn giám sát
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn báo cáo Đoàn giám sát

“Đặc biệt, ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, là cơ sở pháp lý quan trọng để Thủ đô Hà Nội xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (quy định tại Điều 16, Luật Thủ đô)”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nói.

Triển khai Luật Thủ đô, UBND thành phố đã giao các sở, ngành nghiên cứu, xây dựng trình HĐND thành phố ban hành các Nghị quyết liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao như: thu hút, trọng dụng người có tài năng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô; nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; thu hút nhà đầu tư chiến lược; cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao làm việc tại khu công nghệ cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại khu công nghệ cao...

Về chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực chất lượng cao, năm 2013, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô, hướng đến 6 đối tượng. Với mỗi nhóm đối tượng, Hà Nội quy định chế độ đãi ngộ, khen thưởng cụ thể.

Để thu hút lao động nước ngoài có trình độ và tay nghề cao đến làm việc, giảng dạy, nghiên cứu trên địa bàn thành phố, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND, theo đó, miễn toàn bộ lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố, có hiệu lực từ ngày 4/7/2023…

Tịa hội nghị, Đoàn giám sát đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã phối hợp tổ chức các cuộc làm việc thực chất, hiệu quả, đúng kế hoạch.

Đoàn giám sát ghi nhận, Hà Nội rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, thông qua các chương trình hành động cụ thể.

Trong đó, thành phố đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Mở rộng quy mô và đa dạng hóa phương thức đào tạo, Hà Nội là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất cả nước, có hệ sinh thái giáo dục và đào tạo phát triển đa dạng về loại hình, trình độ; chuyển biến tích cực về cơ cấu và chất lượng đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo và có chứng chỉ tăng…

Đặc biệt, tỷ lệ chi ngân sách thành phố cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề không ngừng gia tăng giá trị tuyệt đối. Năm 2024, tổng chi cho giáo dục nghề nghiệp tăng gần 240% so với năm 2021; chi đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng trên 20% so với năm 2021.

Hà Nội cũng đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, quản lý đô thị, du lịch, văn hóa. Chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng thông qua hỗ trợ kinh phí, đãi ngộ đặc biệt và tạo điều kiện thuận lợi tham gia các dự án trọng điểm…

Đẩy mạnh cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, Hà Nội rất quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực, coi đó là động lực quan trọng để phát triển. Đặc biệt, Hà Nội đã quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đãi ngộ nhân tài. Mới đây, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành các nghị quyết về chế độ đãi ngộ với các vận động viên thành tích cao, học sinh giỏi đạt giải quốc tế với mức thưởng cao...

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Đáng lưu ý, để triển khai Luật Thủ đô 2024, HĐND thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, hiện UBND thành phố đang tiếp tục triển khai xây dựng các nghị quyết để thông qua tại kỳ họp chuyên đề của HĐND vào cuối tháng 4-2025 và kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.

Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn bày tỏ mong muốn, thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Hà Nội thực hiện 9 nhóm cơ chế chính sách trong Luật Thủ đô, đưa Luật đi vào cuộc sống.

Sau khi nghe một số sở, ngành chức năng của thành phố Hà Nội làm rõ một số nội dung đoàn giám sát quan tâm, phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh ghi nhận những kết quả thành phố Hà Nội đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trưởng đoàn giám sát đề nghị thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách giáo dục; thực hiện hiệu quả các chủ trương, đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh cũng lưu ý, Hà Nội cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chú trọng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo (chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng khác); hiện đại hóa cơ sở vật chất, đẩy mạnh mô hình đào tạo kết hợp thực hành tại doanh nghiệp, tập trung đầu tư cho các cơ sở và ngành nghề trọng điểm.

Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại chỗ bằng các chính sách ưu đãi phù hợp.

Đi đôi với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số trong giáo dục và quản trị nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác phân luồng, hướng nghiệp, đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động hiện đại, nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu nhân lực.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Xem thêm