Tag

Người làm “ông Táo” cuối cùng ở Sài Gòn

Muôn mặt cuộc sống 08/02/2024 09:00
aa
TTTĐ - “Đất về chưa? Ai đang nhào đất? Coi vào khuôn luôn đi…”, giọng nói nhẹ nhàng nhưng tất bật, luôn tay là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông Năm Tiếp (Trần Văn Tiếp) - được coi là người cuối cùng của cái xóm làm “ông Táo” ở Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Đêm không ngủ ở Sài Gòn với tour xe buýt tham quan Ai bảo Tết Sài Gòn không vui?

Cái duyên với “ông Táo”

Sau 2 lần hẹn, chúng tôi mới có thể gặp được ông Năm. “Thông cảm nghen, công việc cuối năm nhiều quá… Với lại năm nay khó khăn, hàng hóa tồn ứ nhiều nên cũng bận rộn…”, ông giải thích trong khi vẫn luôn tay với công việc.

Cái duyên đến với nghề làm “ông Táo” (lò đất), được ông Năm Tiếp gói gọn trong một chữ… “nghèo”. Theo lời ông thì cái nghề làm lò đất đã có mặt Sài Gòn từ rất lâu. Lúc đó lò làm cũng đơn giản, không cầu kỳ như thời cuộc bấy giờ vậy.

Người làm “ông Táo” cuối cùng ở Sài Gòn
Ông Trần Văn Tiếp (hay còn gọi là ông Năm Tiếp) được coi là người cuối cùng của cái xóm làm “ông Táo” ở Sài Gòn

Thời điểm 1968 - 1970, xóm làm lò nằm dọc theo nhánh Rạch Cây, thuộc Phường 16, Quận 6 chỉ lác đác vài hộ. Cả khu rộng lớn chỉ là những đầm lầy, một vài hộ trồng lúa, nuôi vịt chạy đồng. Gia đình ông là một trong những hộ dân cố cựu ở khu vực này.

“Tuổi thơ của tôi gắn liền với khu vực này. Lúc đó gia cảnh khó khăn lắm, nhỏ thì đi học 1 buổi, buổi còn lại về chăn vịt phụ gia đình. Cuộc sống của cư dân ở đây như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Hồi đó mà không đi học tôi cũng không biết Sài Gòn ra sao nữa. Tôi nhớ có một vụ cháy ở kho xăng dầu, sau vụ cháy đó lò đất bắt đầu được người dân chọn dùng nên bán chạy lắm.

Năm đó tôi khoảng 12 - 13 tuổi, thấy lò đất bán chạy nên cũng xin vào làm phụ ở một cái xưởng lò nhỏ. Cũng mất mấy năm học nghề, kiếm tiền, tính ra mở xưởng làm thì tới tuổi đi bộ đội. Đến khi giải ngũ tôi mới bắt tay vào mở xưởng lập nghiệp với cái nghề này”, ông Năm nhớ lại.

Cái thời đỉnh cao, xóm lò có khoảng 20 xưởng hoạt động, với hàng trăm công nhân, thợ lành nghề làm việc thâu đêm suốt sáng. Năm 22 tuổi, ông Năm trở thành ông chủ lò trẻ nhất ở cái xóm này. Để có tiền mở xưởng, ông vừa vay mượn gia đình cộng thêm số tiền dành dụm những năm làm thuê. Mảnh đất chăn vịt của gia đình trở thành xưởng gia công.

Ông Năm Tiếp chăm chỉ theo nghề suốt nhiều năm qua
Ông Năm Tiếp chăm chỉ theo nghề suốt hàng chục năm qua

“Không biết sao tôi lại đam mê cái nghề này. Có lẽ hồi đó đi làm thuê, nhìn mấy ông thợ nhào nặn từ cục đất trở thành “ông Táo” tôi đâm nghiện. Cứ buông cặp đi học xuống là tôi nhào qua xưởng làm, làm riết rồi không muốn làm nghề gì khác, nhất định làm sao phải thành nghề, thành thợ, tự mình làm ra “ông Táo”, ông Năm kể.

Đam mê của tuổi trẻ, cộng thêm sự năng nổ trong công việc đã giúp ông Năm làm chủ được kỹ thuật tất cả những công đoạn, từ đi tìm nguồn đất, nhào trộn đất, đến các công đoạn tạo hình, đóng khuôn, tìm đầu ra cho sản phẩm... Những kỹ năng đó đã giúp xưởng lò của ông trụ đến bây giờ.

“Giờ nhiều khi đi giao hàng, tôi nói “ông Táo” làm ở Sài Gòn không có ai tin, ai cũng nói là bếp từ miền Tây mang lên. Thật sự chẳng có ai nghĩ là ở Sài Gòn mà giờ còn có người làm lò đất ngày xưa như vầy”.

Lo không còn thợ

Sản phẩm của xưởng ông Năm Tiếp hiện nay chủ yếu là chuyển đến các tỉnh Đông Nam Bộ và một số khu vực miền Trung. Nhiều tháng nay, hàng không bán được nên phần lớn xưởng giờ dùng làm nơi chứa hàng.

Theo lời ông Năm, mỗi vùng miền sẽ có kiểu lò khác nhau. Sản phẩm của xóm lò lâu nay đa số chỉ được người dân vùng Đông Nam Bộ dùng do nguyên liệu đun nấu chủ yếu bằng củi. Kiểu lò ở miền Tây thì khác hơn do người dân ngoài dùng củi thì còn thường nấu bằng rơm, rạ.

“Năm nay hàng ứ đọng nhiều chưa biết giải quyết thế nào, các mối hàng giờ chẳng ai gọi lấy thêm. Giờ xưởng sản xuất cầm chừng, hy vọng cuối năm ngày tiễn “ông Táo” sẽ giải quyết bớt được số hàng tồn bữa giờ, không thì năm sau không biết thế nào…”, ông Năm trầm ngâm.

Chẳng ai nghĩ ở Sài Gòn giờ còn có người làm lò đất như ngày xưa nữa
Chẳng ai nghĩ ở Sài Gòn giờ còn có người làm lò đất như ngày xưa

Cái lo của ông Năm có lý do, bởi hiện cả xưởng của ông có vài chục công nhân nhưng chỉ 6 - 7 người là thợ chính, tất cả đều đã ở cái tuổi ngoài 60. Để có được một “ông Táo” hoàn chỉnh bán ra thị trường phải qua rất nhiều công đoạn, chỉ riêng công đoạn tạo hình phải qua tới mấy khâu, trong đó khâu tạo hình là khó nhất, không chỉ thẩm mỹ, cân đối, mà còn phải chắc chắn, tránh trường hợp hư hỏng khi đang nấu. Công đoạn này thì chỉ có thợ chính lành nghề mới có thể đảm đương được.

“Tôi cũng muốn tạo nghề cho lớp trẻ kế thừa, cũng chọn ra được nhiều công nhân siêng năng, cần mẫn, đam mê cái nghề này, nhưng tiếc là chẳng có ai làm được. Nhiều người lên làm thợ cả năm nhưng cuối cùng cũng phải xin về làm việc khác. Cái nghề này lạ lắm, không phải cứ muốn là làm thợ được, nhìn thì đơn giản nhưng rất nhiều người làm thời gian phải bỏ ngang vì không sao làm ra được “ông Táo” hoàn chỉnh” ông Năm nói.

Nếu sản phẩm không tiêu thụ được, hoạt động thu gọn lại, thợ chỉ cần đổi nghề là cái xưởng mấy chục năm gầy dựng của ông cũng phải nghĩ tới kết cục không ai muốn.

Cái lý do mà xóm lò đất của ngày xưa biến mất cũng là tất yếu của thời đại phát triển. Thu nhập bấp bênh, thợ thuyền cũng vì mưu sinh nên bỏ nghề, kiếm việc khác. Rồi tốc độ đô thị hóa nhanh, giá đất tăng vùn vụt khiến nhiều chủ lò cũng bán đất lấy tiền đầu tư vào những lĩnh vực khác.

Miếng đất ông Năm Tiếp làm xưởng trước đây là đất của gia đình, có diện tích vài ngàn m2, nằm dọc theo nhánh Rạch Cây, thuộc Phường 16, Quận 6, tiếp giáp với đại lộ Võ Văn Kiệt. Vị trí đẹp, đất rộng nhưng ông Năm chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bán đi. Ông muốn sống với cái ước mơ từ nhỏ, cái nghề đã nuôi ông và gia đình mấy chục năm qua nên vẫn cứ hoạt động dù chỉ cầm cự.

Sản phẩm của ông làm ra đều rất tỉ mỉ, công phu
Lò nhà ông Năm mỗi ngày đều đỏ lửa, cho ra những sản phẩm tỉ mỉ, cứng cáp

“Trước đây, xóm lò đất thuộc Quận 6 nhưng sau khi Nhà nước làm tuyến đường Võ Văn Kiệt, xóm lò bắt đầu dừng hoạt động, người bỏ nghề, người bán đất. Thấy mọi người nghỉ cũng buồn, tôi mới qua san lấp miếng đất này của gia đình rồi từ từ chuyển hết hoạt động về bên này. Tính ra cái xưởng lò này cũng đã được hơn 40 năm rồi. Giờ làm được ngày nào biết ngày đó chứ không dám tính trước nữa”, ông Năm bảo vậy.

Những ngày cuối năm, gió bấc về, khí hậu TP Hồ Chí Minh có những ngày đang se lạnh chợt nóng đến lạ. Trong cái xưởng làm lò nóng hầm hập, từ chủ đến công nhân vẫn cứ miệt mài làm việc. Mặc cho hàng tồn đọng nhiều, mặc cho cái khó khăn đang bủa vây tứ phía họ vẫn cứ làm, làm để hy vọng một năm mới sẽ tốt đẹp hơn. Làm để hy vọng rằng cái xưởng “ông Táo” cuối cùng không bị lụi tàn, làm để mọi người biết rằng “ông Táo Sài Gòn” vẫn đang tồn tại.

Đọc thêm

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm