Tag

Người giáo viên say mê với sự nghiệp "trồng người" ở mái trường Trưng Vương

Giáo dục 04/06/2020 09:36
aa
TTTĐ - Đã từ lâu, việc thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” đã trở thành trọng điểm thi đua của cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ở mái trường ấy, cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh, với cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp "trồng người", cô đã vun đắp biết bao "búp măng non" trưởng thành, thỏa sức vươn tới những chân trời tri thức, bao la, rộng lớn...

Người giáo viên say mê với sự nghiệp

Nhà giáo Vũ Thị Hồng Hạnh luôn yêu nghề, mến trẻ và là tấm gương sáng để thế hệ giáo viên trẻ noi theo

Bài liên quan

Trường Tiểu học Trưng Vương: Mỗi học sinh là "một chiến sĩ nhỏ" tuyên truyền phòng chống virus Corona

Liên đội TH Trưng Vương chào đón đoàn kiểm tra công tác Đội và phong trào thiếu nhi

Hấp dẫn sân chơi Rung chuông vàng 2019 tại Tiểu học Trưng Vương

Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học Trưng Vương

"Ngày hội đọc sách" tại trường Tiểu học Trưng Vương

Trường tiểu học Trưng Vương đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1

Việc đào tạo nên những nhà giáo “Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực và hiệu quả”, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tại ngôi trường Tiểu học Trưng Vương luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu.

Cũng vì vậy mà cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh - Tổ trưởng Chuyên môn khối 1 đã được ví von như một bông hoa đẹp trong vườn hoa "Người tốt, việc tốt" của trường Tiểu học Trưng Vương. Tấm gương người giáo viên ấy thật tận tụy, cần mẫn, hào hứng, trách nhiệm với mỗi lên lớp và rất hồn hậu, nhiệt thành trong cuộc sống hàng ngày.

Cô không chỉ khiến đồng nghiệp, giáo viên trẻ của nhà trường rất ngưỡng mộ bởi luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, mà còn khiến biết bao thế hệ học sinh đã được chị tận tụy dìu dắt và biết bao phụ huynh cũ, mới đều nể phục, nói về cô như nói tới người mẹ hiền thứ hai của các học trò nhỏ.

Để có được sự yêu mến ấy, chắc chắn cô đã phải trăn trở, tâm huyết với công việc, với nghề giáo hơn hết thảy tất cả, dành nhiều thời gian, cả mồ hôi, sức khỏe của mình để lo cho sự nghiệp cao qúy mà cả xã hội gửi gắm từng giờ, từng ngày.

Nhà giáo Vũ Thị Hồng Hạnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo bố là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, mẹ là giáo viên tiểu học. Cô đã được thừa hưởng sự quyết đoán, nhanh nhẹn, linh hoạt của bố và sự tinh tế, một trái tim giàu tình cảm yêu nghề, mến trẻ từ mẹ. Chị đã chọn nghề dạy học để nối nghiệp người mẹ của mình và dành rất tâm huyết với nghề ngay từ khi là một cô giáo trẻ.

Ra trường từ năm 1989, mới 19 tuổi, cô được phân công công tác tại trường Tiểu học Lê Văn Tám - một ngôi trường có nhiều khó khăn của quận Hoàn Kiếm lúc bấy giờ. Với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, thông minh và năng động nên cô được Ban giám hiệu phân công làm giáo viên chủ nhiệm kiêm Tổng phụ trách Đội của nhà trường. Bên cạnh thành tích dạy học, khi ấy cô đã có nhiều sáng kiến thúc đẩy phong trào của Đội TNTP có nhiều khởi sắc được Hội đồng Đội ghi nhận và khen thưởng.

Sau đó, cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh được điều động sang trường Tiểu học Thanh Quan và được tín nhiệm bầu là Thư kí Hội đồng nhà trường. Mười năm công tác ở mái trường Tiểu học Thanh Quan, chị miệt mài chăm lo và dạy dỗ học sinh, quan tâm đến từng hoàn cảnh học sinh giúp đỡ các em từ con của tử tù có bản án về tội phạm ma túy đến những người dân lao động có hoàn cảnh khó khăn để các em không bị thiệt thòi, không bị xa lánh và hòa nhập cùng chúng bạn.

Đến năm 2004, cô về công tác tại trường Tiểu học Trưng Vương – Một ngôi trường có bề dày thành tích trong mọi hoạt động dạy và học. Cô luôn trăn trở làm gì để phát huy được truyền thống dạy và học của nhà trường, làm gì để giúp các em lớp một mới từ mẫu giáo lên hòa nhập nhanh chóng với môi trường tiểu học để nắm chắc kiến thức và tương lai các em trở thành những người con có ích của xã hội. Đặc biệt là các em không may mắn bị tăng động, tự kỉ, hòa nhập nhanh với môi tường giáo dục bình thường.

Người giáo viên say mê với sự nghiệp

Với lòng yêu nghề sâu sắc, mong muốn truyền lại những kiến thức cơ bản trong trường sư phạm cùng những kinh nghiệm quý báu được tích luỹ trong quá trình giảng dạy của mình, cô đã viết nhiều sáng kiến kinh nghiệm và đạt giải cao cấp cơ sở, cấp quận, thành phố.

Đêm ngày miệt mài cùng trang giáo án, chị tâm huyết nghiên cứu, tìm tòi soạn và dạy mẫu rất nhiều tiết Hội giảng, tiết chuyên đề các cấp, tiết dự thi Giáo viên giỏi nhiều năm… để đồng nghiệp trẻ có cơ hội tham dự, học tập, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.

Với học sinh, ngoài việc hết lòng dạy dỗ các kiến thức chuẩn trong sách, cô còn hướng dẫn học sinh cách tìm kiến thức thông qua các hoạt động học mà chơi, chơi mà học, cách tự học, tự chiếm lĩnh lĩnh tri thức thông qua chính cuộc sống của các em.

Qua buổi sinh hoạt chuyên môn trong khối, trong trường, với phương châm làm việc “Trí tuệ tập thể- cộng đồng trách nhiệm - chia sẻ kinh nghiệm” cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh cũng thẳng thắn bàn bạc, trao đổi về bài dạy, cách tổ chức hoạt động lớp, đổi mới phương pháp giảng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh mũi nhọn để các đồng nghiệp trẻ có thể tham khảo.

Dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Với gần ba mươi năm trong nghề, làm giáo viên chủ nhiệm biết bao lớp học, bao thế hệ học trò khôn lớn qua sự chỉ bảo tận tình của cô, cô vẫn luôn được học trò tin yêu. Cô luôn khiêm nhường hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Việc làm của cô đã khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn.

Trong các giờ lên lớp, cô Hạnh luôn biết cách khơi dậy sự hào hứng học tập của học sinh, cô đã khéo léo biến những con số toán học khô khan, những bài học xem chừng đầy triết lý thành những giờ học tích cực, lôi cuốn học sinh. Các em không còn cảm giác mình đang phải học nữa, mà dường như, các em đang được cô giáo tặng cho kiến thức, trao yêu thương, để rồi các em lại chờ đợi ngày hôm sau tới lớp háo hức gặp cô để lại được tiếp thu những bài giảng sống động, thiết thực.

Người giáo viên say mê với sự nghiệp

Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến. Kết quả là rất nhiều năm cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, “ Lao động giỏi”, “Lao động tiên tiến” cấp quận, hai năm liền đạt danh hiệu “Giỏi việc trường – đảm việc nhà”, nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Cô được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2011, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục...

Hình ảnh của cô đã thực sự có sự lan tỏa rất lớn đối với tôi và đồng nghiệp. Đó là sự lan tỏa tích cực và giúp các đồng nghiệp trẻ trưởng thành, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Để rồi, những thầy cô giáo trẻ, là thế hệ sau của nhà giáo Hồng Hạnh tự đúc kết được bài học thực tiễn rằng: dù mình chọn nghề hay nghề chọn mình thì “Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực và hiệu quả” vẫn luôn là tiêu chí của tập thể giáo viên trường Tiểu học Trưng Vương hôm nay và mai sau.

Với lòng say mê nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, sự tâm huyết với sự nghiệp "Trăm năm trồng người”, cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh rất xứng đáng là một tấm gương điển hình tiên tiến người tốt việc tốt trong phong trào Thi đua yêu nước năm 2018 bởi cô đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thể hiện rõ bản lĩnh của một đảng viên, một người tri thức, một người giáo viên của nhân dân...

Có lẽ rằng, tất cả mọi thành viên trong trường Tiểu học Trưng Vương đều ngưỡng mộ, yêu mến cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh và coi cô như người thân yêu trong gia đình. Cô xứng đáng là một bông hoa đẹp trong một vườn hoa "Người tốt việc tốt" của Thủ đô và đất nước, là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xứng đáng là "cây đời" để lớp lớp giáo viên của mái trường Trưng Vương và các thế hệ học trò gửi gắm niềm tin yêu...

Đọc thêm

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, 2.913 trường học.
Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ Giáo dục

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc chung tay chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngành giáo dục huyện Thanh Trì đã tổ chức hội thu, ủng hộ vật chất để trao gửi yêu thương tới học sinh vùng thiệt hại do bão lũ
Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Giáo dục

Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 8/11, trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Khoa tiếng Bồ Đào Nha.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Xem thêm