Tag

Người dân “mách” nhau cách sử dụng điện tiết kiệm trong mùa nắng nóng

Môi trường 20/06/2021 19:09
aa
TTTĐ - Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, đợt nắng nóng đang diễn ra khiến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô tăng cao so với những ngày trước đó. Nhiều người dân đã chia sẻ cách sử dụng điện tiết kiệm để không phát sinh nhiều chi phí trong mùa nắng nóng.
EVNHANOI khẳng định không có việc “cắt điện luân phiên” trên lưới điện Hà Nội EVNHANOI khuyến nghị người dân sử dụng điện tiết kiệm Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng Nắng nóng diện rộng, người dân cần sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội tăng cao

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, đợt nắng nóng đang diễn ra khiến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô tăng cao so với những ngày trước đó (bình quân xấp xỉ 60 triệu kWh). Cụ thể, ngày 19/6, lượng điện tiêu thụ là 88,563 triệu kWh, trước đó, ngày 18/6 là 90,284 triệu kWh và ngày 17/6 là 86,534 triệu kWh.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng cao điểm nhất là từ ngày 19 đến 21/6, một số nơi trong đó Hà Nội có thể lên đến 39-40 độ C. Nắng nóng kéo dài làm tiêu thụ điện sinh hoạt tăng rất cao, phần lớn do sử dụng nhiều thiết bị làm mát. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Nói về nguyên nhân khiến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội tăng cao trong những đợt cao điểm nắng nóng, đại diện EVNHANOI cho hay: Những ngày hè nắng nóng, việc sử dụng các thiết bị làm mát (điều hòa nhiệt độ, quạt làm mát…) gia tăng trong các hộ gia đình, thời gian sử dụng lâu, có thể bật điều hòa cả đêm.

Người dân “mách” nhau cách sử dụng điện tiết kiệm trong mùa nắng nóng
Đợt nắng nóng đang diễn ra khiến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô tăng cao

Đặc biệt, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều người và học sinh, sinh viên phải học online, làm việc ở nhà. Nhu cầu giải trí, ăn uống tại nhà tăng cao, sử dụng nhiều thiết bị điện nên lượng tiêu thụ nhiều, tiền điện phải thanh toán.

Ngoài ra, còn có một số thói quen sử dụng thiết bị điện không hợp lý như sử dụng đồng thời nhiều thiết bị có công suất lớn, không tắt điện khi không sử dụng các thiết bị điện, chỉ tắt thiết bị bằng điều khiển từ xa, bật tắt điều hòa nhiệt độ liên tục, sử dụng các thiết bị quá cũ, tiêu hao điện lớn…

Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện, nguy cơ quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng so với bình thường.

Trong đợt nắng nóng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2021, EVNHANOI đã ghi nhận những số liệu cao kỷ lục mới, như: Sản lượng điện tiêu thụ/ngày tại Hà Nội đã đạt 96,2 triệu kWh; Công suất đỉnh đã đạt mức cao nhất trong lịch sử là 4.662 MW. Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định, EVNHANOI đã tăng cường 100% quân số, ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng khôi phục nhanh nhất có thể các sự cố về điện.

Sử dụng điện tiết kiệm trong mùa nắng nóng

Trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong dịp hè nắng nóng, nhiều người dân đã “mách” nhau cách sử dụng điện tiết kiệm để không phát sinh nhiều chi phí.

Chị Vũ Thu Hương (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình tăng cao. Để tiết kiệm điện, các gia đình nên tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên; Để nhiệt độ điều hòa ở mức 25-28 độ C; Tủ lạnh không nên để quá nhiều thực phẩm, không đóng mở nhiều lần, không để thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh; Không sử dụng cùng lúc các thiết bị điện công suất lớn, nhất là trong khung giờ cao điểm. Các gia đình có thể lắp đặt thêm điện mặt trời mái nhà để tiết kiệm chi phí”.

Người dân “mách” nhau cách sử dụng điện tiết kiệm trong mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm

Cũng có nhiều ý tưởng độc đáo trong việc tiết kiệm điện, chị Trần Phương Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Để tiết kiệm tối đa năng lượng điện, người dân nên sử dụng các thiết bị được ứng dụng công nghệ tiết kiệm điện như tủ lạnh Inverter, điều hòa Inverter...

Cùng với đó, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm sử dụng nguồn pin năng lượng mặt trời như đèn năng lượng mặt trời, máy nước nóng năng lượng mặt trời... Việc áp dụng nguồn năng lượng tự nhiên, sẵn có và có thể tái tạo này sẽ giúp giảm được tối đa chi phí tiêu thụ điện năng, bảo vệ môi trường sống.

Ngoài ra, các gia đình cũng nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, dọn sach những mảng tuyết đóng dày trong các khoang làm đông cũng là mẹo hay để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Tránh đóng, mở cửa tủ lạnh liên tục cũng giúp tiết kiệm điện, lại không khiến tủ lạnh chóng bị hỏng”.

Thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do nhiều thiết bị điện ở ngoài trời đã phải chịu đựng môi trường nhiệt độ cao dài ngày, ngay cả ban đêm cũng rất oi bức; Một số đường dây, trạm biến áp vận hành bị quá tải ở một số thời điểm. Bên cạnh đó, trong mấy ngày vừa qua do nắng nóng gay gắt cũng đã làm một số tổ máy nhiệt điện khu vực miền Bắc bị suy giảm công suất do các nguyên nhân khác nhau, trong đó về cơ bản có nguyên nhân do nhiệt độ nước làm mát bị tăng cao...

Với tình hình thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa Hè, EVN tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ C trở lên, sử dụng kết hợp với quạt), người dân cũng không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa, bếp đun điện… để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng điện cho khách hàng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do mức sử dụng điện quá cao so với bình thường.

Trước dự báo thời tiết nắng nóng còn kéo dài, EVN khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11 giờ 30 phút đến 15 giờ, buổi tối từ 20 giờ đến 23 giờ.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm