Tag

Nghệ An: “Cục nợ tàu 67”

Bạn đọc 04/05/2019 17:54
aa
TTTĐ - “Tàu 67” là cách mà ngư dân gọi tắt cho loại tàu được đóng mới theo Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ. Khi mới triển khai, “tàu 67” là ước mơ cháy bỏng của rất nhiều ngư dân bởi tàu có công suất lớn, vỏ tàu thiết kế chắc chắn, có thể bám biển dài ngày… Nay, “tàu 67” đang trở thành những “cục nợ” khó đòi.

Nghệ An:  “Cục nợ tàu 67”

Ngư dân bám biển cùng “tàu 67”

Bài liên quan

Agribank giúp dân vươn khơi bám biển

Đóng cửa các cơ sở SXKD gây TNLĐ: Đừng làm theo kiểu “đá ném ao bèo”

Nghệ An: Doanh thu du lịch đạt gần 300 tỷ đồng dịp lễ

Nghệ An: Nhiều bất cập trong phòng chống cháy rừng

Nghệ An: Một công nhân tử vong tại công trình nhà máy xi măng Tân Thắng

Phát triển du lịch Cửa Lò – Nghệ An: Thách thức không nhỏ

Tàu lớn… hiệu quả nhỏ?

Thực hiện Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, ngư dân được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đóng mới, cải tạo tàu lớn phục vụ vươn khơi bám biển. Thân tàu được làm bằng vỏ gỗ, sắt hoặc composite với công suất hàng trăm CV trở lên. Rõ ràng, Nghị định 67 là “cứu cánh” cho rất nhiều ngư dân cần đóng tàu to, công suất lớn muốn vươn khơi bám biển nhưng đang ít vốn.

Theo chương trình này, tính đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đóng mới 104 tàu cá công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Cụ thể, thị xã Hoàng Mai đóng mới 41 tàu, huyện Quỳnh Lưu 52 tàu, Diễn Châu 4 tàu, Cửa Lò 4 tàu và Nghi Lộc 3 tàu.

Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”, kể từ khi đưa tàu to, máy công suất lớn vào vận hành khai thác, hiệu quả không như ngư dân mong muốn. Nhiều ngư dân cho biết có rất nhiều lý do như giá xăng dầu tăng, thời tiết thất thường, nguồn lợi hải sản cạn kiệt, nên năng suất đánh bắt không cao, hiệu quả thấp, dẫn đến nợ nần khó trả. Rất nhiều chuyến vươn khơi của ngư dân thu nhập thấp, thậm chí sau khi trừ tiền mua dầu, ga, đá lạnh, nhân công thì… lỗ nặng.

Tàu dịch vụ hầu cần đóng mới theo nghị định 67 của ông Ngô Trí Đông.
Tàu dịch vụ hầu cần đóng mới theo nghị định 67 của ông Ngô Trí Đông.

Ông Ngô Trí Đông ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) là chủ tàu có công suất 820CV đóng mới theo Nghị định 67 để phục vụ dịch vụ hậu cần trên biển. Ông Đông đang còn nợ ngân hàng chừng 20 tỷ đồng vay nợ đóng tàu ttheo Nghị định 67. Tâm sự với chúng tôi, ông Đông bộc bạch: từ cuối năm 2018 đến nay, nguồn hải sản ít hơn mọi năm nên nhiều chuyến ra khơi hòa, có chuyến lỗ. Việc trả nợ vay đóng tàu rất khó khăn cho chúng tôi.

Không riêng gì ông Đông, ông Nguyễn Do Thái ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) cũng đang “dở khóc dở cười” khi “tàu 67” của ông không hiệu quả. Theo thông tin chúng tôi có được, ông Thái đang bị ngân hàng xếp vào trường hợp cố tình chây ì không trả nợ. Ông Thái nói: Tôi vay ngân hàng hơn 22 tỉ đồng để đóng hai chiếc tàu với mong muốn vươn khơi nhưng việc bám biển rất khó khăn nên mới trả được hơn 1,5 tỉ đồng. Tôi cũng rất muốn trả nợ đúng hạn nhưng do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nhiều lúc tàu ra khơi bị lỗ nên càng khó khăn. Nhiều hôm nhìn tàu nằm bờ mà xót xa nhưng đi biển cũng lỗ nên chưa biết tính ra sao.

Nhiều ngư dân ở Quỳnh Lưu, Hoàng Mai cũng có chung ý kiến khi được hỏi về hiệu quả đi biển và vì sao lại chậm trả nợ vay vốn đóng “tàu 67”. Cực chẳng đã, một số ngư dân đã buộc phải bán đất đai, vay nợ nơi khác…, để trợ nợ “tàu 67” khi kỳ hạn trả đến hẹn.

Khó thu hồi nợ

Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 104 tàu được các ngân hàng tài trợ cho vay vốn có 81 tàu đã đến thời hạn trả nợ ngân hàng; trong đó có 37 chủ tàu vay vốn tại 7 Chi nhánh ngân hàng không trả được nợ đến hạn, nợ xấu lên đến 156 tỷ đồng trong tổng số 774 tỷ đồng dư nợ cho vay theo Nghị định 67.

“Cục nợ tàu 67” có khả năng “phình to” khi nhiều ngư dân trả nợ chậm. Trước tình hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An có biện pháp để thu hồi nợ xấu. Trong đó nêu rõ, hiệu quả công tác phối hợp thu hồi nợ chưa cao; khó khăn trong việc áp dụng các chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ tàu chây ì, không hợp tác trả nợ; thời gian xử lý bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tàu gặp sự cố trong phạm vi bảo hiểm kéo dài.

Nhiều “tàu 67” nằm bờ do khai thác không hiệu quả.
Nhiều “tàu 67” nằm bờ do khai thác không hiệu quả.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An cho hay: Việc phối hợp triển khai thực hiện Nghị định 67 giữa các cấp, các ngành hiệu quả không cao; không đưa ra các biện pháp hỗ trợ ngành ngân hàng quản lý, kiểm soát nguồn thu từ các chuyến khai thác, đánh bắt của ngư dân mà chỉ dừng lại ở việc tổ chức buổi làm việc với ngư dân, cung cấp thông tin, tuyên truyền đôn đốc người dân trả nợ… Chưa có những chế tài đủ mạnh để xử lý những trường hợp cố tình phá bỏ hợp đồng, không trả nợ.

Một thực tế là, việc khởi kiện các trường hợp chây ì trả nợ “tàu 67” gặp không ít khó khăn do quá trình khởi kiện kéo dài, việc thi hành án, cũng như bán đấu giá… mất rất nhiều thời gian, công sức. Chưa kể, nếu tàu cá nếu nằm bờ quá lâu sẽ mất giá trị rất nhanh cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi nợ của các ngân hàng.

Trước tình hình “cục nợ tàu 67” đang rất khó thu hồi, ngày 11/4/2019, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 2375 về việc thực hiện Nghị định 67/2014 giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã ven biển chỉ đạo tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các chủ tàu chây ì để phối hợp với các ngân hàng tìm giải pháp, đôn đốc ngư dân trả nợ theo đúng cam kết; đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý đối với các trường hợp cố tình chây ì, không hợp tác. Trường hợp phát hiện các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi cá nhân, các hành vi vi phạm pháp luật, làm thiệt hại ngân sách Nhà nước, cần kịp thời tham mưu UBND tỉnh xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Nghệ An:  “Cục nợ tàu 67”
Nghệ An:  “Cục nợ tàu 67”

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng giao UBND các huyện, thị xã ven biển chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động khai thác, sản lượng khai thác và tiêu thụ hải sản của ngư dân; kịp thời phối hợp, thông báo cho các ngân hàng các nguồn thu khác của chủ tàu như tiền hỗ trợ các chuyến đi biển, tiền hỗ trợ đóng mới tàu công suất trên 700CV, tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu…để các ngân hàng có phương án thu hồi nợ.

Các địa phương phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong việc xác định, tham mưu UBND tỉnh các chủ tàu đủ điều kiện, năng lực, tạo điều kiện triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế chuyển đổi chủ tàu, qua đó hỗ trợ cho các ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp chủ tàu không đủ khả năng trả nợ hoặc cố ý chây ì không trả nợ.

UBND tỉnh Nghệ An cũng đề nghị đẩy nhanh quá trình xét xử các trường hợp chủ tàu đã bị các ngân hàng thương mại khởi kiện và các vụ án dân sự liên quan đến chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67 phát sinh về sau; cục Thi hành án dân sự tỉnh đẩy nhanh quá trình thi hành án đối với các vụ việc liên quan.

Đọc thêm

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm