Tag

Ngành thú y Việt Nam ngày càng tiến xa trên bản đồ quốc tế

Nông thôn mới 07/09/2022 17:26
aa
TTTĐ - Trong 5 năm qua, năng lực dịch tễ, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm, cúm lợn và bệnh dại được cải tiến đáng kể, góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh. Từ đó, nâng cao vai trò, vị thế của ngành thú y Việt Nam trên trường quốc tế.
Công ty Thuốc thú y Trung ương Navetco bị phạt, truy thu thuế gần 9 tỷ đồng Liên tục vi phạm về chất lượng khiến nhiều cơ sở kinh doanh thuốc thú y bị xử phạt Sản phẩm thuốc thú y vi phạm về chất lượng, nhiều đại lý kinh doanh bị phạt TP Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Việt Nam ngăn chặn thành công dịch cúm gia cầm

Tính từ năm 2014 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm cúm gia cầm tử vong. Giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung khác ở góc độ tương tác giữa người và động vật là cách tiếp cận toàn diện giúp Việt Nam khống chế cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn lực đảm bảo phát triển chăn nuôi an toàn. Từ đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Sau 5 năm triển khai Dự án “Giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung khác ở góc độ tương tác giữa người và động vật tại Việt Nam”, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó bao gồm việc hỗ trợ xây dựng Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025; Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022 - 2030; Đào tạo trên 1.151 lượt cán bộ thú y Trung ương và thú y của 44 tỉnh, thành phố về dịch tễ, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm, an toàn sinh học, phân tích chuyên sâu và hỗ trợ đào tạo sau đại học...

Đặc biệt, trong 5 năm qua, năng lực dịch tễ, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm, cúm lợn và bệnh dại được cải tiến đáng kể, góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh.

Ngành thú y Việt Nam ngày càng tiến xa trên bản đồ quốc tế
Trong 5 năm qua, năng lực dịch tễ, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm, cúm lợn và bệnh dại được cải tiến đáng kể

“Những kết quả của dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động các giải pháp phòng ngừa các mối đe dọa đối với bệnh cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Việc thu thập thông tin một các thường xuyên và phân tích định kỳ, chia sẻ thông tin giúp phát hiện sớm đáp ứng kịp thời việc kiểm soát và phòng ngừa sự xâm nhập và lây truyền virus cúm gia cầm và các virus lây truyền từ động vật sang người.

Từ việc giám sát chúng ta đã có những giải pháp phòng chống dịch bệnh như an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin, xử lý ổ dịch và đầu tư trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực. Qua đó, nâng cao năng lực thú y và nhận thức của người chăn nuôi để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

Ông Bryan Kim, Phó Giám đốc quốc gia Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận nhiều ca bệnh tử vong do cúm A/H5N1, SARS, A/H1N1 và gần đây nhất là đại dịch COVID-19 lấy đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Các loại virus cúm gia cầm như: Cúm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 vẫn tiếp tục gây ốm, chết trên đàn gia cầm, gây tổn thất lớn về kinh tế và gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con người.

“Không có nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ đại dịch cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người là nền tảng giúp chúng ta hiểu hơn về các loại virus, nguồn gốc virus, khi nào loài vật nào bị nhiễm bệnh”, ông Bryan Kim nhấn mạnh.

Ông Bryan Kim cũng cho rằng, việc thu thập thông tin một cách thường xuyên, phân tích định kỳ và chia sẻ thông tin sẽ giúp chúng ta có cơ hội phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời việc kiểm soát và phòng ngừa sự xâm nhập và lây truyền virus cúm gia cầm và các virus lây truyền từ động vật sang người có khả năng gây đại dịch.

Ngành thú y Việt Nam ngày càng tiến xa trên bản đồ quốc tế
Các địa phương cần tăng cường tiêm chủng vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia cầm

Trong giai đoạn 2017 - 2022, dự án đã hỗ trợ và đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về dịch tễ, giám sát dịch bệnh, phân tích số liệu và chẩn đoán xét nghiệm bệnh cúm gia cầm và bệnh dại cho hơn 1.000 lượt cán bộ ngành thú y; Hỗ trợ lấy mẫu và xét nghiệm được là trên 25 nghìn mẫu gộp tại 28 tỉnh, thành phố, cao gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 2012 - 2017. Trong số 127 huyện được giám sát, đã có 60 huyện xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, chiếm 46,9%.

Kết quả giám sát là cơ sở để cảnh báo sớm về dịch bệnh cúm gia cầm, cung cấp bằng chứng quan trọng để Cục Thú y thông báo lưu hành virus, khuyến cáo lựa chọn chủng loại vắc xin cúm gia cầm phù hợp với từng địa phương.

Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ giải trình tự gien và các phân tích đánh giá các đặc tính di truyền và đặc tính kháng nguyên của virus cúm gia cầm phân lập được tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp sử dụng vaccine phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Trong giai đoạn từ tháng 10/2017 - 9/2022, Cục Thú y gửi sang CDC Mỹ tại Atlanta tổng cộng 10.489 mẫu (trung bình 2.098 mẫu/năm) dương tính với virus cúm gia cầm (bao gồm mẫu ổ dịch và mẫu giám sát chủ động tại các chợ buôn bán gia cầm sống) để CDC Mỹ thực hiện: Giải trình tự gene và xác định các đặc tính di truyền của các chủng virus cúm gia cầm lưu hành tại Việt Nam; Nghiên cứu, đánh giá đặc tính gây bệnh của các chủng virus cúm gia cầm; Nghiên cứu các đặc tính di truyền, kháng nguyên và lựa chọn chủng virus để sản xuất vaccine.

“Hàng năm, CDC đầu tư khoảng 500.000USD cho các hoạt động này để giúp Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, những kết quả của Việt Nam trong phòng, chống dịch cúm gia cầm là không thể phủ nhận. Theo đó, Cục Thú y, ngành thú y và các đơn vị liên quan tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã được hỗ trợ; Tiếp tục phát huy những kết quả tích cực và những ưu điểm, đồng thời có các giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án, có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn của Trung ương, địa phương, các tổ chức quốc tế và nhất là CDC Mỹ.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xem thêm