Tag

Ngân hàng UOB: Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong quý II

Kinh tế 05/07/2021 15:12
aa
TTTĐ - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,61% trong quý II/2021, tăng tốc từ mức được điều chỉnh 4,65% trong quý I/2021. Mặc dù có giảm nhẹ so với kỳ vọng nhưng mức tăng này đã khẳng định xu hướng đi lên trong hiện tại và tái thiết lập xu hướng đã thấy trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2019.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2021 của Ngân hàng UOB UOB Việt Nam giới thiệu chương trình “Quay là trúng, rinh quà khủng” Ngân hàng UOB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 sau kết quả GDP quý I Ngân hàng UOB Việt Nam tuyển dụng tài năng trẻ chương trình quản trị viên tập sự

Một số yếu tố đã hiện hữu cho triển vọng lạc quan hơn trong nửa cuối năm 2021, bao gồm hiệu ứng cơ bản mang nhiều thuận lợi, hoạt động sản xuất và thương mại tăng trưởng mạnh mẽ, dòng vốn FDI tiếp tục được thu hút và môi trường lạm phát ổn định. Do đó, Ngân hàng UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 ở mức 6,7% so với mức dự báo chính thức là 6-6,5% của Chính Phủ Việt Nam. Đại dịch Covid-19 vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất trong triển vọng này.

Ngân hàng UOB: Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong quý II

Môi trường lạm phát ổn định sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) linh hoạt hơn trong điều hành chính sách và duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,0% như hiện nay. Về tiền tệ, áp lực giảm giá đối với VND sẽ hạn chế trong thời điểm hiện tại và Ngân hàng UOB duy trì dự báo tỷ giá USD / VND vào cuối năm 2021 ở mức 23.000 đồng.

GDP quý II/2021 của Việt Nam tăng trưởng khá

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,61% trong quý II/2021, tăng từ mức được điều chỉnh 4,65% trong quý I/2021 (ước tính trước đó 4,45%), theo số liệu do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố hôm thứ ba (ngày 29/6). Mặc dù kết quả giảm nhẹ so với dự đoán của Ngân hàng UOB là 7% và theo khảo sát của Bloomberg là 7,2% nhưng điều đó đã khẳng định xu hướng tăng sau các ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid-19 vào năm 2020.

Sự tăng tốc trong quý II/2021 một phần được thúc đẩy bởi nền số liệu so sánh cực thấp tại cùng kỳ năm ngoái ở mức 0,39% trong quý II/2020 do quốc gia rơi vào tình trạng phong tỏa do hậu quả của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu mạnh mẽ từ bên ngoài đã thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, theo mô hình tương tự như nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu trong khu vực. Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tăng 11,42% trong quý. Trong lĩnh vực dịch vụ, quy mô bán buôn và bán lẻ tăng 5,63% trong khi dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27% và dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,02%, theo GSO.

Trong nửa đầu năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 5,64% so với cùng kỳ năm ngoái, hơn gấp 3 lần so với tốc độ 1,82% trong nửa đầu năm 2020. Mức tăng này chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước, trong khi sản lượng ngành nông nghiệp tăng 3,82% so với cùng kỳ và sản lượng dịch vụ tăng 3,96%. Xét về tỷ trọng của các ngành trong nửa đầu năm 2021, ngành nông nghiệp chiếm 12,15%, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng (37,61%), dịch vụ (41,13%) và các ngành khác (9,1%).

Ngân hàng UOB: Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong quý II

Xuất khẩu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm

Hoạt động kinh tế của Việt Nam cho đến nay đi theo mô hình của các nền kinh tế trong khu vực vốn đặt trọng tâm vào các lĩnh vực phục vụ thị trường nước ngoài (như thương mại và sản xuất) hoạt động tốt hơn các lĩnh vực trong nước (ví dụ thương mại liên quan đến du lịch) trong đại dịch và tiếp tục trong quá trình phục hồi sau đại dịch như hiện nay.

Xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 tăng 28,4% so với cùng kỳ lên 157,63 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 36,1% so với cùng kỳ lên 159,1 tỷ USD, dẫn đến thâm hụt thương mại là 1,47 tỷ USD trong giai đoạn này. Đây là mức thâm hụt thương mại đầu tiên trong sáu tháng đầu năm của Việt Nam kể từ nửa đầu năm 2017. Hoạt động xuất khẩu tương đối yếu hơn trong 6 tháng đầu năm có thể là do sự gián đoạn giao hàng từ đợt nhiễm Covid-19 lần thứ tư, khiến một số nhà máy phải tạm ngừng hoạt động trong một số giai đoạn của quý II/2021.

Với vị thế là trung tâm sản xuất, Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư vào quốc gia. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu năm đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% trong tổng số 15,7 tỷ USD đạt được cùng kỳ năm ngoái. Đây sẽ là chất xúc tác then chốt để mở đường cho các hoạt động kinh tế trong tương lai.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 804 dự án FDI mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 9,55 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các cam kết mới trị giá 4,12 tỷ đô la Mỹ đã được thực hiện cho 460 dự án hiện có, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 54,3% so với cùng kỳ đạt mức 1,61 tỷ USD.

Dự báo năm 2021 vẫn giữ nguyên

Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong quý II/2021 của Việt Nam có thấp hơn kỳ vọng ở mức 6,61% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã khẳng định xu hướng tăng trưởng trở lại sau các hưởng của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 và cũng là sự tái lập xu hướng tăng đã diễn ra từ năm 2013 tới 2019. Trong những năm trước khi có dịch Covid-19, tăng trưởng GDP có xu hướng chậm nhất trong quý I, sau đó tăng dần lên trong thời gian còn lại của năm do các hoạt động sản xuất và xuất khẩu được cải thiện. Tính trung bình, tăng trưởng GDP trong nửa cuối năm cao hơn khoảng 0,8-0,9% so với nửa đầu năm trong những năm Việt Nam đạt được tăng trưởng mạnh mẽ.

Với tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64% cùng với mức thấp của nửa cuối năm 2020 (trung bình 3,6%), Ngân hàng UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam ở mức 6,7% so với mức dự báo chính thức 6-6,5 % của Chính phủ Việt Nam. Dự báo này dựa trên tính toán tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,7% trong 6 tháng cuối năm 2021, vào khoảng gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình trong 6 tháng cuối năm 2020 và có thể đạt được nếu các hoạt động kinh tế tiếp tục diễn ra bình thường và không bị gián đoạn một cách đáng kể.

Đọc thêm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động Lao động - Việc làm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động

TTTĐ - Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố đã có 95.523 sáng kiến của công nhân lao động được công nhận ở cấp cơ sở, 2.086 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Xem thêm