Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất để ổn định kinh tế vĩ mô
Ngày 19/11 các ngân hàng TMCP đồng loạt giảm giá lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ngắn hạn
Bài liên quan
HDBank tiếp tục nhận giải Ngân hàng tài trợ tín dụng Xanh tốt nhất
Dịch vụ Thu hộ học phí của BIDV lọt Top 10 “Tin & Dùng” 2019
BAC A BANK tích cực cho vay đối tượng khách hàng ưu tiên
3D-Secure của Vietcombank: Bảo mật - Tiên tiến - An toàn cho giao dịch thẻ
Kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất cao nhất hiện nay chỉ còn 6,8%/năm, giảm 0,2 % so với trước đó. |
Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2019.
Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Quyết định số 2416/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.
Tại quyết định này, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.
Như vậy, từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của TCTD được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt. Cùng với các giải pháp, chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 7,31%, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm (so với cùng kỳ năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2019 tăng 2,24%, bình quân 10 tháng đầu năm tăng 2,48%).
Hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh
Trên cơ sở thực hiện quy định về giảm lãi suất, ngày 19/11, hàng loạt ngân hàng TMCP đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi. Trong đó, lãi suất giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Cụ thể: Tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất cao nhất hiện nay chỉ còn 6,8%/năm, giảm 0,2 % so với trước đó. Mức lãi suất này áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 tháng đến trên 36 tháng.
Trước đó, chiều ngày 18/11, ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) cũng thay đổi lãi suất huy động. Theo đó, mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của ngân hàng này giảm từ 8,6%/năm xuống còn 7,6%/năm.
Đối với kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cao nhất hiện chỉ còn 7,6%/năm. Trong khi trước đó, ở kỳ hạn này, TPBank áp dụng lãi suất lên tới 8,6%/năm cho khách hàng gửi từ 100 tỷ trở lên. Các kỳ hạn khác cũng trong xu hướng giảm, mức điều chỉnh từ 0,1-0,2 điểm phần trăm.
Đặc biệt, ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) công bố giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp. Theo đó, đối với khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên của các doanh nghiệp, lãi suất giảm xuống mức tối đa là 5,0%/năm đối với cho vay ngắn hạn hiện hữu, đưa lãi suất về mức thấp hơn 1,5%/năm so với quy định của NHNN.
Ngân hàng Quân đội (MBBank) cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất ở hầu hết kỳ hạn 0,1 điểm %. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng ngân hàng giảm xuống còn 4,8%/năm; 6 tháng và 9 tháng giảm xuống 6,4%/năm. Các kỳ hạn dài hơn cũng đều bị giảm lãi suất xuống khoảng 7,2%/năm.
Trước đó, TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) cũng đã công bố biểu lãi suất mới, giảm mạnh ở hàng loạt kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất của nhà băng này đã giảm tới 0,4 điểm % từ mức 8%/năm trước đó. Đây là mức lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng, khi gửi từ 5 tỷ trở lên. Ngoài ra, tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng này cũng đã giảm 0,2 điểm %, hiện còn 6,95%-7,15%/năm tùy số dư tiền gửi; lãi suất tiền gửi 9 tháng giảm 0,3 điểm %...
Ngoài ra, hàng loạt các ngân hàng khác như: Ngân hàng ACB, Eximbank, ABBank, OCB, SCB, Vietcapitalbank... đều đã giảm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau.
Đánh giá về tác động của đợt giảm lãi suất vào dịp cuối năm, đại diện ngân hàng ACB cho biết, đây là thời điểm căng thẳng của việc huy động vốn vì các ngân hàng phải chuẩn bị vốn cho dịp cuối năm. Tuy nhiên, do đây là đợt giảm lãi suất chung của toàn hệ thống nên sẽ không có tác động riêng lẻ lên từng ngân hàng.