Tag

Ngân hàng Nhà nước: Không thiếu nguồn vốn cho ngành lúa gạo

Thị trường - Tài chính 12/08/2021 14:25
aa
TTTĐ - Ngành ngân hàng cam kết sẵn sàng cung ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo.
Ngân hàng Nhà nước vào cuộc gỡ khó cho sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

Thu hoạch, tiêu thụ lúa gạo gặp khó vì Covid-19

Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu, sản lượng nhiều trong khi đó dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhân công thu hoạch bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng thu mua lúa do di chuyển giữa các địa phương khó khăn khiến giá lúa cũng giảm mạnh.

Trong bối cảnh đó, ngày 7/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo và các tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã họp trực tuyến tìm nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 702.000ha lúa Hè Thu, sản lượng hơn 4 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 793.000 tấn.

Trong tháng 8/2021, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước thu hoạch 680.000ha với sản lượng hơn 3.800 tấn. Ước tính đến khi kết thúc vụ mùa (15/9/2021) sẽ thu hoạch khoảng 651.000 tấn nữa.

Tuy nhiên, hiện sản lượng tiêu thụ lúa gạo đang sụt giảm 20-30% do những khó khăn từ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nguyên nhân là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lúa gạo không đủ khả năng thực hiện "3 tại chỗ", một phần do họ đang thực hiện hợp đồng từ tồn kho, chưa mua cho hợp đồng mới.

Hơn nữa, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lúa hàng hóa, từ ngoài đồng, đến nhà máy, đến giao ra cảng và lên tàu cho khách hàng, trong khi các kênh phân phối nội địa cũng khó khăn giao hàng đường bộ hay đường thủy.

Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, hiện nay giá lúa gạo và các hàng nông sản khác giảm sâu không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, các khách quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được.

Khó khăn hiện nay là nông dân không bán được sản phẩm, nhà máy không mua được hàng, nhà máy sản xuất xong thiếu hoặc không có ghe, xà lan giao lên cảng. Bên cạnh đó, hàng hóa tại kho không được khử trùng, giám định kịp thời theo quy định; hàng giao ra cảng thiếu hoặc không có bốc xếp giao lên tàu biển..

Ngân hàng Nhà nước: Không thiếu nguồn vốn cho ngành lúa gạo
Việc tiêu thụ gạo gặp khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng vì dịch Covid-19

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc, Tổ công tác 970 kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng trong chuỗi cung ứng; đồng thời tạo điều kiện đi lại cho các nhân sự trên trong thời gian giãn cách vì lực lượng này đang duy trì xuất khẩu cho cả nước; lỗ trợ thuế, phí, lãi vay cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh.

Ngoài ra, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị các cơ quan chức năng khi ban hành các quy định mới phải theo lộ trình, tránh đột ngột vì doanh nghiệp không trở tay kịp, nhất là các lô hàng đang trên đường vận chuyển.

Tổ trưởng Tổ công tác 970, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, lượng lúa Hè Thu đang rất nhiều, nếu không có chính sách kịp thời nhiều đối tượng sẽ trục lợi, nông dân là đối tượng thiệt thòi.

Do vậy, Tổ công tác đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ có chính sách thu mua dự trữ lúa Hè Thu theo chương trình dự trữ quốc gia. Khi đó, thị trường sẽ được kích cầu, giá lúa cải thiện, nông dân có động lực làm vụ lúa Thu Đông.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nhu cầu tiêu thụ lúa gạo thị trường quốc tế nói chung vẫn đang khá cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên khó khăn từ logistics khiến xuất khẩu cũng đang dần chậm lại.

Hiện nay tại Việt Nam, nhiều tỉnh áp dụng giãn cách rất chặt nên việc lưu thông ngay nội địa cũng phức tạp hơn. Lúc này thương lái đóng vai trò rất quan trọng vì phải đi gom, thu mua lúa, nhưng hiện đội ngũ này gặp khó khăn trong lưu thông hàng hoá, vận tải khi đi thu mua từ tỉnh này với tỉnh khác.

Thứ trưởng Hải nêu quan điểm, các địa phương phải có biện pháp lâu dài chứ không thể chỉ tính giãn cách 15-20 ngày hay một tháng. Ngoài việc nối lại chuỗi cung ứng, đại diện Bộ Công thương cũng đề xuất các giải pháp về vốn vay, đòi hỏi sự vào cuộc của liên ngành.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nhưng khó khăn của hoạt động doanh nghiệp trong nông nghiệp là còn phụ thuộc, ảnh hưởng tới hàng chục triệu nông dân...

Hiện nay các thương lái, doanh nghiệp đi thu mua lúa gạo đã phải đội thêm các chi phí tăng thêm do khâu phòng chống dịch bệnh, kiểm tra xét nghiệm, vì thế việc đảm bảo thông thương cho thu mua, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu đòi hỏi các Bộ, ngành liên quan, các địa phương phải cùng vào cuộc để tháo gỡ.

"Vấn đề tiêu thụ lúa gạo, do vậy không phải cứ khoán trắng cho ngành nông nghiệp là được, mà còn liên quan tới bên công an, ngân hàng, giao thông, bên y tế…", Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý.

Các doanh nghiệp cần phát huy tinh thần hỗ trợ tích cực mua lúa gạo cho nông dân, không chờ lúa hạ giá thêm nữa rồi mới mua. Đây cũng là trách nhiệm xã hội cũng như cơ hội để xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua tạm trữ, có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước để được hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn trên cơ chế cho thế chấp tài sản là lúa gạo thu mua", ông Hoan nêu vấn đề.

Không thiếu nguồn vốn cho ngành hàng lúa gạo

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tình hình tín dụng cho lúa gạo nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn tăng trưởng cao hơn nhiều so với tín dụng chung; một số địa phương có dư nợ cho vay lúa gạo cao như An Giang, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang.

Ông Đào Minh Tú khẳng định chính sách ưu tiên vốn tín dụng cho ngành hàng lúa gạo đã có. "Ngân hàng Nhà nước khẳng định nguồn vốn không thiếu. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các ngân hàng mở thêm các hạn mức tín dụng, cơ cấu lại nợ, lãi đến hạn của các doanh nghiệp lúa gạo do tác động của dịch chưa trả được", ông Tú nói.

Ngân hàng Nhà nước: Không thiếu nguồn vốn cho ngành lúa gạo
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian tới, ngành ngân hàng cam kết luôn sẵn sàng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực lúa gạo, song việc cho vay cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dung theo quy định.

"Các khó khăn, vướng mắc hiện nay về tiêu thụ, xuất khẩu gạo, thu mua lúa gạo cho nông dân không phải do vấn đề về vốn mà phải giải quyết được khó khăn mấu chốt về vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu gạo nêu trên. Do đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các địa phương cần kịp thời tháo gỡ cho các doanh nghiệp", ông Tú nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, do vậy, ngành ngân hàng luôn quan tâm đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ 5 giai đoạn 2016-2020 ngành lúa gạo luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bình quân/năm lúa gạo tăng 24%, nông nghiệp, nông thôn tăng 18,16%).

Tính đến cuối tháng 6/2021, dư nợ ngành lúa gạo đạt 142.536 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2020 (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 75.058 tỷ đồng, tăng 16,9%, chiếm 52,6% dư nợ lúa gạo toàn quốc).

Trong đó, dư nợ trồng, sản xuất lúa đạt 32.726 tỷ đồng, chiếm 23%; thu mua, tiêu thụ lúa gạo đạt 96.948 tỷ đồng, chiếm 68% và dư nợ cho vay phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo đạt 12.862 tỷ đồng, chiếm 9%.

Với nhiệm vụ của mình, ngày 10/8, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện ngay các giải pháp để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Theo đó, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến lúa, gạo, góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ hiện nay tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đồng thời, các ngân hàng phải đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp; chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, doanh nghiệp để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn phục vụ thu mua tạm trữ lúa gạo, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hiện hành, quản lý được dòng tiền và thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, các nhà băng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết lúa gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, trong đó có các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bác thông tin tung gói hỗ trợ 20.500 tỷ đồng Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bác thông tin tung gói hỗ trợ 20.500 tỷ đồng

TTTĐ - Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú khẳng định không có gói hỗ trợ 20.500 tỷ đồng, mà chủ yếu là các ...

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chưa thích hợp giảm lãi suất điều hành thời điểm này Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chưa thích hợp giảm lãi suất điều hành thời điểm này

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành hoặc điều chỉnh các công cụ khác của chính ...

Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ chỉ đạo các nhà băng tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, ...

Phó Thống đốc Đào Minh Tú họp với 16 ngân hàng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Phó Thống đốc Đào Minh Tú họp với 16 ngân hàng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

TTTĐ - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú vừa chủ trì cuộc họp với 16 ngân hàng để bàn ...

Ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người ...

Chính sách tín dụng cho ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp Chính sách tín dụng cho ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Nhân dịp năm mới, Xuân Tân Sửu 2021, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có bài phỏng vấn ông Đào Minh ...

EVFTA con đường thênh thang nhưng không ít trở  ngại EVFTA con đường thênh thang nhưng không ít trở ngại

TTTĐ - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh: Điều cần quan tâm là làm sao dòng vốn ...

Vinh danh học sinh, sinh viên tiêu biểu con cán bộ ngành ngân hàng Vinh danh học sinh, sinh viên tiêu biểu con cán bộ ngành ngân hàng

TTTĐ - Ngày 2/8, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương học sinh, sinh viên là con công nhân viên ...

Đọc thêm

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3 Thị trường - Tài chính

Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có Công điện số 03/CĐ-TCDT gửi 15 Cục dự trữ nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xem thêm