Tag

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 03/01/2018 16:42
aa
TTTĐ- Lấy Sài Gòn-Gia Định làm “Khu trọng điểm” thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền là một trong những điểm mới và độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam năm 1968 của Đảng ta.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng về một quyết định táo bạo để giành thắng lợi quyết định, ngày 25/10/1967, Trung ương Cục miền Nam ra "Nghị quyết Quang Trung", tổ chức lại chiến trường, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn-Gia Định làm khu trọng điểm, thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, bao gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Khu trọng điểm gồm Sài Gòn-Gia Định và một phần đất của các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp giáp với Sài Gòn như Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hoà, Tây Ninh, chia thành 6 phân khu, trong đó có 5 phân khu hình thành 5 hướng tấn công và 1 phân khu đảm nhiệm nội đô.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Trung tướng Hoàng Văn Thái (Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam) cùng với lãnh đạo Trung ương Cục và Quân ủy Miền tổ chức chỉ huy các hoạt động chuẩn bị và thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa.

Khu trọng điểm tổ chức Đảng ủy tiền phương (gồm Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh - Bí thư Khu ủy, Phó Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt phụ trách nổi dậy, Phó Tư lệnh Miền Trần Văn Trà phụ trách quân sự), đồng thời tổ chức hai Bộ chỉ huy tiền phương: Bộ chỉ huy tiền phương Bắc (Tiền phương 1 gồm các đồng chí Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, phụ trách các mũi phía đông, phía bắc và lực lượng chủ lực), Bộ chỉ huy tiền phương Nam (Tiền phương 2 gồm các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, phụ trách các mũi phía tây, phía nam và các lực lượng nội thành).

Khối chủ lực Miền có nhiệm vụ chặn đánh lực lượng quân Mỹ và quân Sài Gòn không cho địch về ứng cứu cho nội thành.

Sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, tập V (Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968) cho biết: Sư đoàn 9 đánh chiếm Chi khu Thủ Đức, Liên trường võ khoa Thủ Đức, Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sư đoàn 5 (thiếu) đánh chiếm sân bay Biên Hòa, kho Long Bình, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ.

Sư đoàn 7 (thiếu) diệt một bộ phận Sư đoàn 1 Mỹ và Sư đoàn 5 ngụy ở Bến Cát-Phú Giáo, ngăn chặn không cho Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 Mỹ về Sài Gòn.

Trung đoàn 88 đứng chân ở Trung An, Bình Mỹ giữ địa bàn phía sau cho Phân khu 1 và Phân khu 5. Trung đoàn 96 pháo ĐKB kiềm chế Lai Khê, Phú Lợi.

Trung đoàn 208 (thiếu) pháo ĐKB cơ động kiềm chế Đồng Dù. Đặc khu Rừng Sác xây dựng Đoàn đặc công cấp trung đoàn (Đoàn 10) làm nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bót địch, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Ngoài các lực lượng nói trên, còn có các đội vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, phụ vận, công vận, an ninh, tuyên huấn…

Riêng lực lượng Thành đoàn chia làm ba bộ phận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6 (bộ phận 1 làm chức năng quân sự như biệt động; bộ phận 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền; bộ phận 3 làm chức năng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền).

Lực lượng vũ trang các cánh đều được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm mục tiêu cấp quận (hành chính, cảnh sát), đồng thời làm trinh sát, vận động binh lính địch làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tiến công quân sự làm chủ Thành phố…

Mạng lưới hậu cần Miền được tổ chức thành 5 đoàn, mỗi đoàn phụ trách một hướng, bám trụ trên từng khu vực, kết hợp với các cơ sở hậu cần của phân khu, đơn vị và hậu cần nhân dân bảo đảm cho các đơn vị đứng chân và hoạt động trong khu vực đó.

Ngoài ra hậu cần Miền còn tổ chức các phân đội hậu cần cơ động (điều trị, đội phẫu thuật, trạm sửa chữa, các tiểu đoàn, đại đội vận tải…) sẵn sàng tăng cường và ứng phó cho các đoàn hậu cần khu vực để bảo đảm tác chiến thắng lợi.

Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: Quân lương, cứu thương… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm thương binh.

Lực lượng dân công được huy động lớn, xã vùng trung tuyến như An Tịnh (Trảng Bàng, Tây Ninh) có 5.000 dân công lên đường. Tỉnh Long An, ngoài lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 5.000 thanh niên tòng quân và được bổ sung ngay cho các phân khu.

Chỉ trong khoảng 3 tháng (từ cuối tháng 10/1967 đến cuối tháng 1/1968), chiến trường khu trọng điểm Sài Gòn-Gia Định được tổ chức đầy đủ thực lực, đan cài vào thế trận chiến tranh nhân dân ngay trong lòng đô thành sào huyệt của Mỹ và chế độ Sài Gòn.

Thành công đó góp phần trực tiếp vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, trong đó có loạt pháo lệnh mở màn từ Sài Gòn sau Giao thừa Tết Mậu Thân 1968.

Tin liên quan

Đọc thêm

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Tin tức

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam Tin tức

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14 -15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trong 1 tháng Tin tức

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trong 1 tháng

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ diễn ra trong 1 tháng.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm trên Nhân dân nhật báo Trung Quốc Tiêu điểm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm trên Nhân dân nhật báo Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết mang tựa đề "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" đăng trên Nhân dân nhật báo Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển Tin tức

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển

TTTĐ - Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế Tin tức

Ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

TTTĐ - Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 của Tổng Bí thư Tô Lâm Tin tức

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 của Tổng Bí thư Tô Lâm

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4.
Triển khai đồng bộ, toàn diện công tác xây dựng Đảng Tin tức

Triển khai đồng bộ, toàn diện công tác xây dựng Đảng

TTTĐ - Quý I/2025, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội và ban tổ chức các cấp ủy đã bám sát chương trình công tác của Ban Tổ chức T.Ư, Thành ủy, các cấp ủy; đồng thời, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của công tác tổ chức xây dựng Đảng; kịp thời chỉ đạo, giải quyết tốt các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, hoàn thành khối lượng công việc lớn, quan trọng.
Xem thêm