Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển

Tin tức 13/04/2025 20:00
aa
TTTĐ - Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Chính phủ cần tập trung tối đa nguồn lực vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật Thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh Thể chế là đột phá của đột phá, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất Ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những nội dung cần sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, tại dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; các đại biểu thảo luận sâu về quy định về các hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ quan tâm thảo luận về tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hình sự, đặc biệt là các quy định liên quan các lực lượng có thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ giữa các cơ quan điều tra…

Với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Chính phủ thảo luận sôi nổi về các chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vận hành theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam; mô hình tổ chức, quản lý, giải quyết tranh chấp tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài…

Ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu quan tâm thảo luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thủ tục xử lý vi phạm hành chính phù hợp tình hình…

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, các đại biểu tập trung thảo luận những quy định liên quan vấn đề nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn để đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức Công đoàn, tỉ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng thảo luận và cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các Bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, nghị quyết; các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các đồng chí Thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Trong đó, về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị để rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước; vừa phát huy tối đa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người, vừa có công cụ, chế tài phù hợp, đủ sức răn đe các loại tội phạm; góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, Thủ tướng yêu cầu, với trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam và quay trở lại quốc tịch Việt Nam cần thiết kế quy định bảo đảm đơn giản hơn, thiết thực, phù hợp thực tiễn trong nước và quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hướng về quê hương, nhất là người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 và thu hút được các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân người nước ngoài muốn đóng góp cho Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển; bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; thực hiện "không biết thì không quản"; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển. Thủ tướng yêu cầu phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi; cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng; đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ tiến độ để khi luật có hiệu lực được tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22). Kỳ họp diễn ra trong một ngày, nhằm xem xét các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới Tin tức

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

TTTĐ - Ngày 28/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp Tin tức

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

TTTĐ - TP Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính cơ sở mới, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở Tin tức

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

TTTĐ - Nhấn mạnh công tác sắp xếp cán bộ là hết sức quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu tập thể Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phải đoàn kết, bản lĩnh, khách quan, dân chủ tìm được cán bộ xứng đáng tổ chức bộ máy cấp cơ sở...
BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính Tin tức

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn 2 nhóm nội dung quan trọng.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương Tin tức

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).
Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời” Tin tức

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

TTTĐ - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng

Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
"Chuyến tàu Đại đoàn kết" đưa hơn 60 kiều bào ra Trường Sa Thời sự

"Chuyến tàu Đại đoàn kết" đưa hơn 60 kiều bào ra Trường Sa

TTTĐ - Hơn 60 đại biểu kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia "Chuyến tàu Đại đoàn kết", thăm dân, quân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Xem thêm