Nét đẹp cổ kính ngôi trường hơn 100 năm tuổi bên dòng Hương Giang
TTTĐ - Hơn một thế kỷ trôi qua, trường THPT Chuyên Quốc học - Huế vẫn mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, cổ kính. Đây là nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng thống Ngô Đình Diệm và nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác từng theo học.
Trường Quốc Học là ngôi trường nổi tiếng nhất ở Huế. Năm 1896, trường được thành lập theo chỉ thị của vua Thành Thái. Lúc mới thành lập, trường có tên là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, rồi lần lượt mang tên École Primaire Supérieure, Khải Định, Ngô Đình Diệm và trở về với tên gốc từ năm 1956 |
Trường tọa lạc tại số 12 đường Lê Lợi, TP. Huế, bên bờ sông Hương êm đềm. Với hơn 120 năm thành lập và hoạt động, Quốc học Huế là ngôi trường trung học phổ thông có bề dày lịch sử lâu đời thứ ba tại Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn (TP HCM) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP Mỹ Tho) |
Ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Sau này khi tu sửa, nâng cấp, người ta chọn lối kiến trúc đương thời của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Chính vì thế mà giờ đây ngôi trường mang một nét cổ kính mang hơi hướng châu Âu rất đặc trưng ở xứ Huế |
Câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung (triều nhà Lê) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” hiện vẫn án ngữ ở vị trí trung tâm và cao nhất của trường như nhắc nhở bao thế hệ học trò về truyền thống hiếu học của dân tộc |
Tháng 9/1989, giữa sân trường đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh |
: Đây là nơi nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng từng theo học. Năm 1908, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học tại đây và được xem là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc học (niên khoá 1908-1909) |
Hiện nay, Quốc học Huế có hơn 40 lớp với trên 1.000 học sinh thuộc khối THPT. Hầu hết học sinh tại ngôi trường này đều đỗ đạt vào các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế |
Bước qua cổng trường, con đường dẫn vào khuôn viên chính được che rợp mát bởi hai hàng cây cổ thụ tán rộng. Những dãy lớp học được phân bổ rất khoa học. Những hành lang phòng cũng được xây cao tách xa khỏi không gian vui chơi bên ngoài |
Khuôn viên trường rất rộng và thích hợp cho những ai thích đi dạo từ từ mà ngắm từng ngóc ngách của trường. Giữa những tán cây và bãi cỏ xanh mướt là những tòa nhà với màu sơn đỏ hồng khiến không gian trở nên hài hòa về màu sắc. Đa số những dãy nhà của trường đều được giữ nguyên kiến trúc Pháp |
Trải qua thời gian, nhiều dãy phòng học vẫn mang đậm kiến trúc đặc trưng Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ |
Ngoài không gian dành cho học tập, trong khuôn viên trường còn có khu thi đấu thể thao đa năng, hồ bơi… dành cho học sinh. |
Các bạn trẻ thường đến chụp ảnh tại trường Quốc học trong tà áo dài thướt tha hoặc bộ váy, tạo dáng bên hàng ghế đá, cửa sổ các phòng học, cổng trường… là nơi luôn cho ra những bức ảnh cực đẹp khơi gợi nhiều cảm xúc về lứa tuổi học trò |
Hiện nay, trường được Chính phủ chọn để xây dựng thành một trong ba trường THPT chất lượng cao của Việt Nam (cùng với trường Lê Hồng Phong tại TP HCM, trường Chu Văn An tại Hà Nội) |
Tháng 3/1990, Trường Quốc học được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
MultiMedia
Tự hào, hùng tráng Ngày hội Văn hóa vì hòa bình
TTTĐ - Ngày 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Ảnh
Những hình ảnh ấn tượng tại "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"
TTTĐ - Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
Ảnh
Sôi động, khí thế, đậm đà bản sắc "Ngày hội văn hóa vì hòa bình"
TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Ảnh
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Khí chất Thăng Long, hào hoa Hà Nội"
TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh diễn ra vào tối 28/9 tại Hoàng Thành Thăng Long có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Ảnh
Hàng nghìn người tới trải nghiệm Hội sách Hà Nội năm 2024
TTTĐ - Tối 27/9 đã diễn ra lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024. Hàng nghìn người dân đã tới tham quan, trải nghiệm và đọc sách tại các gian hàng trưng bày.
Ảnh
Phố phường Hà Nội rợp sắc đỏ hướng về ngày vui chiến thắng
TTTĐ - Những ngày đầu mùa thu, phố phường Hà Nội trở nên rực rỡ với những áp phích, băng rôn... hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ảnh
Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ
TTTĐ - Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động
Bạn đọc
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta
TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
MultiMedia
Việt Nam-Hoa Kỳ - Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển
Gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện.
Ảnh
Ấm áp tình người trong mưa lũ
TTTĐ - Sau siêu bão Yagi đổ bộ, mưa lũ kinh hoàng khiến người dân phía Bắc đang phải hứng chịu những đợt mưa lớn, gây ra tình trạng sạt lở, ngập nặng. Ngay sau đó, nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương, từ cá nhân đến tổ chức đã nhanh chóng, kịp thời tới các vùng khó khăn, giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả.