Tag

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ

Nhịp sống trẻ 20/08/2023 21:12
aa
TTTĐ - Năm học mới lại về, bên cạnh sự háo hức của học sinh khi được trở lại trường, còn cả sự lo lắng của nhiều bậc phụ huynh…
Khai giảng năm học mới 2023-2024: Học sinh tựu trường sớm nhất trước 1 tuần Khai giảng năm học mới 2023-2024: Học sinh tựu trường sớm nhất trước 1 tuần

TTTĐ - Bộ GD&ĐT quy định thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Thời gian khai ...

Cố gắng để con không thiệt thòi

Hai vợ chồng chỉ là nhân viên văn phòng, chị Lê Thu Mai ở quận Đống Đa đang cân đối chi tiêu để chuẩn bị cho con trai lớp 4 và con gái lớp 2 vào năm học mới.

Sách giáo khoa, vở, bút, quần áo... là những vật dụng không thể thiếu của bất kỳ học sinh nào, nhất là khi bước vào năm học mới. Những thứ tưởng chừng là nhỏ nhưng lại rất tốn kém, khiến nỗi lo của cha mẹ càngnhiều thêm lên.

“Nếu như tiết kiệm thì chi phí ăn, học, quần áo, cho 2 con mỗi tháng cũng phải lên tới 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên thời điểm đầu năm học mới, đủ các khoản chi lớn, nhỏ, số tiền đó có lẽ sẽ tăng gấp đôi. Điều này khiến vợ chồng tôi toát mồ hôi hột...”, chị Thu Mai chia sẻ.

Cha mẹ luôn cố gắng để con có điều kiện học tập bằng chúng bằng bạn
Cha mẹ luôn cố gắng để con có điều kiện học tập tốt

Dạo qua các cửa hàng văn phòng phẩm, nhà sách,… trước thềm năm học mới, không khó để có thể bắt gặp những ánh mắt đong đầy tính toán, sự chần chừ, ngần ngại của nhiều bậc cha mẹ khi đứng ở các quầy hàng.

“Cái bút này đẹp, bạn con có, chả nhẽ mình lại không cố để mua con mình. Tuy nhiên, trước khi mua, mình cũng phải cân nhắc, bởi so với bút khác, cái này đắt hơn nhiều.”, chị Nguyễn Thu Hương ở quận Long Biên cho hay.

Có thể việc chuẩn bị tươm tất cho con em mình những đồ dùng tốt, xịn để bước vào năm học không phải là chuyện khó đối với những nhà có điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, đây lại là nỗi lo đối với hầu hết các gia đình có thu nhập trung bình và thấp hiện nay, đặc biệt là với những nhà có 2 con cùng đi học.

Nộp tiền học thêm cũng phải ký đơn “tự nguyện”

Áp lực chồng áp lực, sau khi lo cho con đầy đủ hành trang bước vào năm học mới, các bậc phụ huynh lại canh cánh nỗi lo lạm thu tại các nhà trường. Trên thực tế, dù Sở GD&ĐT Hà Nội đã quy định rõ ràng các khoản được thu đầu năm học mới nhưng việc thực hiện quy chế công khai, công tác quản lý thu - chi đầu năm ở một số nhà trường hiện vẫn chưa rõ ràng. Nhiều bậc phụ huynh cho biết, họ vô cùng lo ngại trước những khoản thu mang tính “thỏa thuận” trên tinh thần “tự nguyện”.

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ
Nhiều khoản thu đầu năm được gắn mác "tự nguyện" khiến phụ huynh lo lắng (ảnh minh hoạ)

Tại quận Đống Đa, phụ huynh trường Tiểu học Khương Thượng phản ánh có tình trạng học thêm mùa hè núp bóng danh nghĩa câu lạc bộ. Phụ huynh này cho hay khi con đi học, cô giáo gửi đơn tự nguyện để bố mẹ đăng ký, khi nộp tiền, cô cũng gửi đơn tự nguyện để bố mẹ ký rồi mới nộp tiền đóng học.

Từ khi có quy định về những khoản được thu, ở nhiều trường, những khoản nằm ngoài quy định đều được gọi là “xã hội hoá” và phát đơn “tự nguyện” cho phụ huynh. Vì lo ngại con mình bị "để ý", nên dù cha mẹ có khó chịu thì cũng vẫn ngậm ngùi ký tên.

Ngoài ra, không ít trường còn “tranh thủ” bán thêm đồng phục vở, đồng phục bút, đồ dùng học tập,… “Nhà trường làm như vậy, phụ huynh rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’, nếu không mua cũng dở mà thực sự thì không phải học sinh nào cũng có nhu cầu”, chị Trần Hồng Mai ở quận Cầu Giấy chia sẻ.

Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn trong sự lo ngại, mùa khai giảng cũng chính là “mùa đóng góp”! Mặc dù thời gian qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo sát sao nhưng vẫn xảy ra các trường hợp lạm thu “núp bóng” danh nghĩa “tự nguyện”.

Học phí "phi mã"

Câu chuyện học phí chưa bao giờ “nguội” trong xã hội, đặc biệt ở các trường tư. Trong bối cảnh người đông mà trường công có hạn thì học phí trường tư đã cao còn tăng phi mã khiến cho việc học tập của con em mình trở thành một gánh nặng của nhiều gia đình.

Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh khi gửi con vào học trường ngoài công lập, dù đã xác định tâm lý phải chấp nhận mức học phí cao và tăng từng năm theo mức độ trượt giá. Tuy nhiên năm nay, không ít cha mẹ thực sự “choáng” vì học phí của các trường quá cao. Đặc biệt, có những trường còn thu học phí một lần cho nhiều tháng. Việc này khiến số tiền phải đóng đầu năm học trở thành một khoản tiền lớn.

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ
Học sinh Hà Nội trong ngày khai trường

Nhiều trường tư thục như Nguyễn Siêu, học phí cũng dao động từ 65 đến 130 triệu đồng/1 năm, tuỳ vào là chương trình đào tạo là Anh ngữ học thuật tăng cường hay hệ Song bằng Tú tài Úc; trường Phổ thông Liên cấp H.A.S, mức học phí cũng từ 105 đến 165 triệu đồng cho hệ Song bằng và hệ Song bằng Tú tài Úc; Mức học phí của hệ thống Trường liên cấp Newton ở cấp THCS, học sinh lớp 6 - 8 là: 69 triệu đồng (hệ bán quốc tế), 87 triệu đồng (hệ Cambrigde - Anh) và 119 triệu đồng (hệ song ngữ - Mỹ). Học sinh lớp 9 sẽ đóng mức phí lần lượt cũng cho các hệ này là 73 triệu đồng, 95 triệu đồng và 127 triệu đồng...

Chị Nguyễn Thanh Xuân ở quận Ba Đình bày tỏ: “Không phải ai cho con vào học trường ngoài công lập cũng thuộc diện khá giả, đặc biệt là cấp THPT. Dịch bệnh vừa đi qua, kinh tế chưa ổn định nên việc tăng học phí thực sự là làm khó cho các bậc phụ huynh”.

Trước thềm năm học mới, nhiều cha mẹ hy vọng các cơ quan chức năng sẽ thanh, kiểm tra nghiêm ngặt hơn những khoản thu “tự nguyện” ở các trường.

Hãy để năm học mới bắt đầu bằng những nụ cười hồn nhiên của học sinh cùng khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của cha mẹ thay vì những nỗi lo từ các khoản đóng góp quá sức.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm