Năm 2020 có tới 30 cơn bão trên Đại Tây Dương được đặt tên
Tây Ban Nha vật lộn với “cơn bão kép” Số cơn bão được đặt tên trong năm nay đã phá kỷ lục Ngành Nông nghiệp Thủ đô nỗ lực vượt khó trong “cơn bão” dịch Covid-19 |
Năm 2020 được đáng giá là một năm khủng hoảng khí hậu (Ảnh: AFP) |
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2021 (CAS 2021) được Hà Lan đăng cai tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 25 - 26/1 vừa qua, tổ chức môi trường Germanwatch của Đức ước tính kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay, các thảm họa thiên tai đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính lên đến 2.560 tỷ USD.
Tham dự Hội nghị có các vị lãnh đạo đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, các doanh nghiệp và các nhà khoa học, các Tổ chức phi chính phủ (NGO) và đặc biệt là tầng lớp thanh niên trên toàn thế giới. Hội nghị sẽ phát động một chương trình hành động về thích ứng biến đổi khí hậu với những giải pháp thực tiễn và các kế hoạch từ nay đến 2030.
Phân tích hơn 11.000 hiện tượng thời tiết cực đoan cho thấy gần 480.000 người thiệt mạng kể từ năm 2000. Trong đó, Puerto Rico, Myanmar và Haiti là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, các quốc gia giàu có trách nhiệm cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng số tiền thực sự dành cho hành động chống biến đổi khí hậu thấp hơn rất nhiều.
Germanwatch cũng đã đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra kể từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là mùa bão năm 2019 với nhiều cơn bão và lốc xoáy lớn tàn phá khu vực rộng lớn ở Caribe, Đông Phi và Nam Á.
Đồng tác giả của báo cáo, David Eckstein cho biết: “Điều này cho thấy các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương phải đối mặt với những thách thức đặc biệt lớn trong việc đối phó với hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Họ cần hỗ trợ khẩn cấp tài chính và kỹ thuật”.
Bão Molave càn quét Philippines hồi tháng 10/2020 (Ảnh: Getty) |
Thích ứng, giảm thiểu lượng bụi phóng xạ giữa các cộng đồng và nâng cao năng lực để đối phó với các thảm họa liên quan đến khí hậu như lũ lụt và hạn hán là một trụ cột của hiệp định Paris.
Thỏa thuận này tiêu tốn 50 tỷ USD mỗi năm nhưng do thảm họa đã nhân lên trong những năm qua. Đại diện Liên hợp quốc cho biết chi phí sẽ tăng lên trong những năm tới. Ước tính, mỗi năm các nước đang phát triển cần khoảng 70 tỷ USD nhưng số tiền hỗ trợ thực tế hiện nay chỉ đạt 30 tỷ USD.
Báo cáo Khoảng cách thích ứng tháng này của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho biết, chi phí thực sự hằng năm của việc thích ứng với các tác động khí hậu có thể lên tới 300 tỷ USD vào năm 2030 và 500 tỷ USD vào giữa thế kỷ XXI.
Riêng năm 2020 được đáng giá là một năm khủng hoảng khí hậu và với 15 thảm họa tàn phá nặng nề nhất theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Christian Aid (Anh); Trong đó, có đến 9 sự kiện gây thiệt hại ít nhất 5 tỷ USD.
Thiên tai như cháy rừng, bão lũ đã làm ít nhất 3.500 người chết và khiến hơn 13,5 triệu người mất nhà cửa. Christian Aid đưa ra ước tính dựa trên tổn thất được các công ty bảo hiểm thanh toán nên con số thiệt hại thực sự có thể cao hơn.
Theo Tiến sĩ Kat Krame, người phụ trách chính sách của tổ chức Christian Aid, con người phải hứng chịu các thiên tai cực đoan từ trước khi xảy ra tình trạng ấm lên toàn cầu, bởi hoạt động của con người bắt đầu gây xáo trộn hệ sinh thái của hành tinh. Với những dữ liệu về lượng mưa, nhiệt độ thu thập trong hơn một thế kỷ cùng với dữ liệu vệ tinh về các cơn bão và mực nước biển dâng trong hàng thập kỷ qua, rõ ràng tác động của tình trạng nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên đang lan rộng.
Các trận siêu bão hay cuồng phong và lốc xoáy giờ đây có thể mạnh khốc liệt, kéo dài lâu hơn, mang theo nhiều nước và tác động sâu rộng hơn so với cấp độ của chúng. Năm 2020 có tới 30 cơn bão trên Đại Tây Dương được đặt tên nhiều nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại 41 tỷ USD và khiến ít nhất 400 người thiệt mạng. Những cơn bão như vậy được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian tới.