Năm 2018, Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng về kinh tế và đất đai
Khu đô thị Thủ Thiêm, nơi xảy ra nhiều sai phạm về đất đai.
Bài liên quan
10 sự kiện nổi bật trong năm 2018 của TP HCM
Đầu tư vào “đất vàng”: Nhà đầu tư “sa lầy” không lối thoát
TP HCM: Hàng loạt “đại gia” bất động sản nợ thuế tiền tỷ
Đây là số liệu trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ gửi Hội nghị Chính phủ với các địa phương năm 2018.
Theo báo cáo, năm 2018, toàn ngành đã triển khai 7.166 cuộc thanh tra hành chính và 219.796 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 33.839 tỷ đồng và 33.971 ha đất.
Từ kết quả này, ngành đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 29.769 tỷ đồng và 1.007 ha đất (đã thu hồi 16.656 tỷ đồng, 345 ha đất); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết đoán do chưa thực hiện đúng quy trình và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 4.069 tỷ đồng, 32,964 ha đất.
Ngành Thanh tra cũng kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính với 2.076 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 118.598 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2.965 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 96 vụ, 151 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.
Về nhiệm vụ trọng tâm 2018, Thanh tra Chính phủ xác định tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các cấp, các ngành; thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhất là các ngành, lĩnh vực, địa phương có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh, lĩnh vự phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo).
Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung vào những nội dung, vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. Hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm toán.
Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả đúng quy trình của pháp luật, phù hợp thực tế với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; địa phương, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quy định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lên trên 90%.