Tag

Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không cùng lúc vẫn được giảm trừ

BHXH & Đời sống 08/03/2019 08:21
aa
TTTĐ - Khi các thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế vào các thời điểm khác nhau nhưng trong năm tài chính thì đều được giảm trừ các mức đóng bảo hiểm y tế. Năm tài chính được xác định từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm.

Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không cùng lúc vẫn được giảm trừ

Các thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế vào các thời điểm khác nhau nhưng trong năm tài chính thì đều được giảm trừ các mức đóng bảo hiểm y tế

Bài liên quan

Hướng dẫn mới về chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người nước ngoài sẽ không được nhập cư vào Mỹ nếu không có bảo hiểm y tế

Tăng cường bảo mật, an toàn thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHXH Hà Nội công khai 50 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 36 tuổi ở Đức Giang, Long Biên (Hà Nội), Điểm e, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định:

"e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính".

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa có hỏi: Vậy tham gia trong năm tài chính nghĩa là như thế nào? Ví dụ: Nhà có 3 người A, B, C; người A, B đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2018; người C đóng tiền tham gia năm 2019, vậy người C có được giảm trừ tiền không?

Việc giảm trừ theo quy định "các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính", vậy trong hộ gia đình có 3 người, 2 người tham gia trước còn 1 người chưa tham gia vậy người thứ 2 tham gia trước đó có được giảm trừ hay không? Nếu không được giảm trừ thì khi người thứ 3 tham gia theo quy định được giảm trừ 60%, vậy người thứ 2 tham gia trước đó có được truy giảm số tiền giảm trừ 70% không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính mức đóng bảo hiểm y tế của người thứ nhất bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, khi các thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế vào các thời điểm khác nhau nhưng trong năm tài chính thì đều được giảm trừ các mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định trên. Năm tài chính được xác định từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm (ví dụ năm tài chính 2019 là từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019).

Như ví dụ chị Hoa nêu, hộ gia đình có ba người A, B, C. Người A, B đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế năm 2018 thì tại thời điểm tham gia năm 2018 người A đóng đầu tiên thì mức đóng sẽ bằng 4,5% mức lương cơ sở, người B đóng thứ 2 thì mức đóng sẽ bằng 70% mức đóng của người A (hai người A và B trong hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính 2018).

Sang năm 2019, khi người C đóng tiền tham gia năm 2019 (thành viên hộ gia đình phát sinh tham gia đầu tiên trong năm tài chính 2019) thì mức đóng sẽ bằng 4,5% mức lương cơ sở, khi thẻ bảo hiểm y tế của người A và người B hết hạn sử dụng và tái tục tham gia tiếp trong năm 2019 thì mức đóng bảo hiểm y tế của người A và người B lần lượt bằng 70% và 60% mức đóng của người C (ba người C, A, B cùng tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính 2019).

Đọc thêm

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% BHXH & Đời sống

Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%

TTTĐ - Công tác bảo hiểm y tế (BHYT) của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc BHXH & Đời sống

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc

TTTĐ - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm do người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.
Xem thêm