Tag

“Một chương trình, nhiều sách giáo khoa”: Kiểm tra, đánh giá như thế nào?

Giáo dục 04/01/2020 11:00
aa
TTTĐ -  Cuối năm 2019, Bộ GD – ĐT đã chính thức công bố 32 bộ/cuốn sách giáo khoa lớp 1 để áp dụng giảng dạy từ năm học 2020 - 2021 theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông... Các tỉnh, thành sẽ chủ động lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện dạy và học ở địa phương mình.

“Một chương trình, nhiều sách giáo khoa”: Kiểm tra, đánh giá như thế nào?

Với chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu học tập, kích thích sự sáng tạo của người dạy và học

Bài liên quan

Hoàn thành công bố giá sách giáo khoa lớp 1 mới trước ngày 15/2/2020

Sở GD – ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa lớp 1

Điểm lại những sự kiện giáo dục tiêu biểu năm 2019

Ra mắt bộ sách giáo khoa lớp 1 “Vì sự Bình đẳng và Dân chủ trong giáo dục”

Giới thiệu bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên

Sách giáo khoa lớp 1 mới: Tạo điều kiện cho học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo

Tuy nhiên, điều khiến không ít người làm công tác giáo dục, phụ huynh băn khoăn là việc kiểm tra, đánh giá sẽ thực hiện như thế nào?

Những băn khoăn…

Chia sẻ sự quan tâm về vấn đề này, chị Trịnh Thị Mỹ Dung (phụ huynh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi thắc mắc nhất về việc kiểm tra, đánh giá. Mỗi địa phương lựa chọn một bộ sách như vậy thì việc kiểm tra, đánh giá sẽ diễn ra như thế nào để đảm bảo công bằng cho mọi học sinh? Hơn nữa, những kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sau này sẽ thi như thế nào?”.

Có con chuẩn bị vào lớp 1 nên anh Nguyễn Minh Tâm (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, khi nghe Bộ GD - ĐT công bố các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới để áp dụng giảng dạy từ năm học 2020 – 2021,anh Tâm không khỏi băn khoăn. Anh chia sẻ: “Hàng năm chúng ta vẫn tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Vậy nếu các địa phương lựa chọn những bộ sách khác nhau để giảng dạy ở địa phương mình thì kỳ thi này diễn ra như thế nào?”.

Chung quan điểm với anh Tâm, chị Nguyễn Hải Minh (Chương Mỹ, Hà Nội) còn có thêm một mối lo khác bên cạnh khâu kiểm tra, đánh giá khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Chị Minh bày tỏ: “Tôi cho rằng, việc thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa sẽ tạo điều kiện mở cho các trường và địa phương trong việc lựa chọn bộ sách phù hợp với điều kiện, văn hóa từng vùng miền. Đây là một điểm mới so với chương trình hiện hành. Song việc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào, nhiều sách giáo khoa có làm cho thị trường sách bị hỗn loạn… là những câu hỏi mà xã hội đang đặt ra”.

Sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu học tập

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, khác với trước đây, một chương trình, 1 bộ sách giáo khoa thì sách giáo khoa được coi như pháp lệnh. Khi chúng ta thực hiện một chương trình/nhiều bộ sách giáo khoa thì chuẩn chương trình là quan trọng nhất. Vì vậy, nếu trường hợp học sinh phải chuyển học từ nơi này sang nơi khác cũng không ảnh hưởng gì nhiều vì ngữ liệu trong sách giao khoa chỉ là công cụ, phương tiện để các em thực hiện các hoạt động theo lệnh của thầy cô.

Đồng quan điểm này, chia sẻ với báo chí, GS Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đã có một thời gian dài, sách giáo khoa được coi như “pháp lệnh”, buộc giáo viên, học sinh phải tuân theo. Tới đây, sách giáo khoa sẽ chỉ còn là tài liệu. Nói cách khác, chương trình giáo dục phổ thông chỉ quy định mục tiêu, còn đi đến mục tiêu đó như thế nào sẽ do tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn.

Cái lõi của việc thực hiện “1 chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” là bám sát chương trình, học, chứ không phải bám vào sách giáo khoa. Thầy cô và học sinh sẽ yên tâm và dần quen với việc tài liệu sách giáo khoa để sử dụng trong các hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình mong muốn.

Việc đánh giá định tính sự phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh được thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động học, thông qua những sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành. Qua đó, giáo viên sẽ có những nhận xét, đánh giá giúp học sinh tiến bộ.

Còn đánh giá để cho điểm là đánh giá định lượng, thông qua các bài kiểm tra, hay các sản phẩm học tập như bài trình bày hay bài viết, thì sẽ có tiêu chí, bảng kiểm, thang điểm, để quyết định điểm số này (như chấm 1 bài văn). Điều đó sẽ đảm bảo sự khách quan trong đánh giá. Quá trình kiểm tra, đánh giá phẩm chất và năng lực là đánh giá việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của người học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập, cũng như trong thực tiễn.

Áp dụng theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh được tổ chức để thực hiện các hoạt động học và tạo ra các sản phẩm học tập cụ thể: hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập...

“Việc đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ dựa trên những sản phẩm đó. Điều đó sẽ đảm bảo sự khách quan trong đánh giá. Vì vậy, không lo việc không có đủ phương tiện, công cụ để đánh giá” - PGS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

Theo PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết, khi triển khai chương trình, giáo dục phổ thông mới, về hình thức thi, kiểm tra đánh giá cơ bản không thay đổi gì so với hiện nay. Chỉ có nội dung đề thi, bài kiểm tra sẽ thay đổi theo hướng đánh giá phẩm chất, năng lực người học, không đánh giá sự ghi nhớ kiến thức một cách đơn thuần.

Cụ thể, yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập, cũng như trong thực tiễn. Qua đó, đánh giá được sự phát triển về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, tất cả sách giáo khoa đều đạt được biên soạn theo chương trình, đảm bảo nội dung và yêu cầu cần đạt. Các tiêu chí để biên soạn SGK, trong đó có cấu trúc mỗi bài học trong sách giáo khoa được quy định trong Thông tư 33, gồm 4 phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

Cách thể hiện trong các sách giáo khoa khác nhau có thể khác nhau về kênh chữ, kênh hình, ngữ liệu, nhưng phải bảo đảm yêu cầu. Việc kiểm tra, đánh giá, thi theo chương trình không phụ thuộc vào ngữ liệu cụ thể trong sách giáo khoa. Đó chính là ưu điểm của chương trình định hướng phát triển năng lực; cũng là ưu điểm của 1 chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Hiện nay, thông tư về lựa chọn sách giáo khoa đang được Bộ GD-ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình phê duyệt và ban hành, kịp thời gian cho các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu năm học mới.

Ngoài ra, Bộ sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện việc in và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020 - 2021 và các năm học tiếp theo.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm