Tag

Một bộ phận cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, né tránh

Tin tức 21/11/2023 14:32
aa
TTTĐ - Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai không dám làm, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội...
Xây dựng lương cán bộ, công chức tiệm cận khu vực doanh nghiệp

Luân chuyển 45.192 lượt cán bộ

Ngày 21/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 12.029 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 185 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm.

Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển cán bộ: Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của 45.192 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt: Tổng số lượng giao dịch nội tệ qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt khoảng 131 triệu giao dịch, với giá trị đạt trên 189 triệu tỷ đồng (tăng 3,09% về giá trị giao dịch so với năm 2022). Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 8,21 tỷ giao dịch với 175,8 triệu tỷ đồng.

Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: có 55 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 13 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 42 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (trong đó khiển trách: 16 người; cảnh cáo: 13 người; cách chức: 13 người).

Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: Các cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 1.103 vụ án/2.951 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 732 vụ án/2.106 bị can: đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 499 vụ án/1.205 bị can­­.

Công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng: tổng số phải thi hành có 4.879 việc, với số tiền hơn 97.261 tỷ đồng; đã thi hành xong 2.264 việc đã thi hành xong hơn 20.405 tỷ đồng…

Chính phủ cũng cho biết, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hoá với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

“Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai không dám làm, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp”, ông Phong nhấn mạnh.

Nguyên nhân được chỉ ra là một số nơi, người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm và làm chưa đi đôi với nói trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện hoặc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Chính phủ đánh giá, trong năm 2023, những kết quả đạt được trong PCTN, tiêu cực là rất quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 21-11.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 21/11

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn chung của thế giới và khu vực trong thời gian tới, với những diễn biến phức tạp, khó lường. Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong PCTN, tiêu cực.

“Tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp; phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi ích nhóm; tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài; tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước mà xảy ra ở cả khu vực ngoài Nhà nước, cản trở sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói.

Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024, được Chính phủ đề ra tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Chính phủ yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tiến hành kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định, chú trọng xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ theo quy định của pháp luật và xác minh ngẫu nhiên theo kế hoạch hằng năm; triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN, tiêu cực theo kế hoạch và chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

Các đơn vị đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; triệt để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Đọc thêm

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND TP Hà Nội Tin tức

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND TP Hà Nội

TTTĐ - Chiều 4/10, tại kỳ họp thứ mười tám, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
Năm 2035, hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô Tin tức

Năm 2035, hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô

TTTĐ - Phấn đấu năm 2035, diện tích nhà ở đạt khoảng 28m2 sàn/người; diện tích cây xanh toàn đô thị đạt 6m2/người; số lượng quận gồm 16 địa phương; hoàn thành công nhận TP Sơn Tây trực thuộc Thủ đô ...
Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tối đa năng lực, tâm huyết Tin tức

Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tối đa năng lực, tâm huyết

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội Thủ đô Tin tức

Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội Thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (4/10), triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Triển lãm là một trong những hoạt động trọng tâm của TP Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10 Tin tức

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10

TTTĐ - Sáng 4/10, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
HĐND TP xem xét các nội dung đảm bảo an sinh xã hội Tin tức

HĐND TP xem xét các nội dung đảm bảo an sinh xã hội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 18 của HĐND TP Hà Nội diễn ra trong 1 ngày với khối lượng công việc lớn, gồm 20 nội dung. Trong đó, 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.
Sáng nay, khai mạc Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Sáng nay, khai mạc Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay, 4/10, Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc. Kỳ họp được HĐND TP tổ chức để xem xét, quyết nghị 20 nội dung thuộc thẩm quyền.
Thăm, tặng quà thương bệnh binh, người có công tiêu biểu Tin tức

Thăm, tặng quà thương bệnh binh, người có công tiêu biểu

TTTĐ - Chiều 3/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân Vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà 4 gia đình thương binh, người có công tiêu biểu trên địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan kiểm sát Hà Nội - Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa cơ quan kiểm sát Hà Nội - Viêng Chăn

TTTĐ - Ngày 3/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tiếp Đoàn công tác Viện Kiểm sát Nhân dân Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), do đồng chí Viện trưởng Khamsouk Sengmixay làm Trưởng đoàn, tới chào xã giao.
Đầu tư, du lịch bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng Tin tức

Đầu tư, du lịch bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú khẳng định, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, du lịch, tiêu dùng đang có những bứt phá, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng.
Xem thêm