Tag

Mã khóa để tìm ra hung thủ trong vụ án Hồ Duy Hải

Bình luận 23/06/2020 10:11
aa
Vẫn là vụ án Hồ Duy Hải. Sở dĩ người dân bàn tán rất nhiều. Cộng đồng quốc tế cũng quan tâm đến vụ án này vì Hải bị tuyên ở mức án cao nhất là tử hình mà bằng cứ để kết tội lại rất vu vơ, không có sức thuyết phục. Đặc biệt là trong hiện trường vụ án có rất nhiều dấu vân tay, nhưng lại tuyệt nhiên không có một dấu vân tay nào của Hải.
2152 hai2 1035
Bị cáo Hồ Duy Hải

- Cơ quan tố tụng đã lý giải hiện trường không có dấu vân tay của Hải vì Hải đã rửa tay. Con dao giết người của Hải cũng đã được rửa sạch và giấu sau tấm bảng áp sát vào tường…

- Đây là cách lý giải rất trẻ con và ngay cả trẻ con cũng không tin được. Trước hết xét về tâm lý tội phạm. Không kẻ giết người nào, mà giết đến hai nhân mạng, cách giết lại rất tàn bạo, cắt cổ đến đứt cả cuống họng nạn nhân, mà lại có được sự bình tĩnh như thế. Tâm lý chung của tội phạm, khi gây án xong thường là hoảng loạn, tìm mọi cách rút ngay khỏi hiện trường. Sau đó là chạy trốn, nghe ngóng động tĩnh đã rồi mới xuất hiện trở lại, chứ không kẻ gây án nào lại cẩn thận đem đi rửa dao rồi dấu ở sau tấm bảng ngay trong hiện trường. Dấu ở đâu trong hiện trường thì người ta cũng tìm ra ngay. Thôi cứ cho là Hải rửa đi. Và nếu Hải rửa thì Hải chỉ xóa được vết máu của nạn nhân, xóa được dấu vân tay của Hải trên chậu rửa, chứ làm sao xóa được hết dấu vân tay trong khắp hiện trường, đặc biệt là trên cơ thể nạn nhân, cả dấu vân tay trên chính con dao đã rửa nữa chứ. Chỉ cần có dấu vân tay của Hải trên con dao này thì cũng đã đủ để kết tội Hải rồi và mẹ Hải sẽ không còn kêu oan được cho con nữa. Nhưng hiện trường không có dấu vân tay nào trùng với dấu vân tay của Hải. Mà mấu chốt của vụ án này chính là dấu vân tay. Và mã khóa để giải được vụ án rất đơn giản mà lại thành phức tạp này cũng là dấu vân tay.

-Tại sao ông nói vậy?

- Công luận sôi sục, vì người xét xử không căn cứ vào bằng chứng mà chỉ dựa vào lời khai của nghi can. Phiên trả lời chất vấn của ông Nguyễn Hòa Bình trong Quốc hội đã làm người dân chưa hài lòng. Người ta cần ông đưa ra bằng cớ Hải có oan hay không thì ông lại chỉ lặp lại cách biện giải rất ngô nghê của cơ quan điều tra Long An. Ngay câu trước câu sau đã bất nhất. Cái thớt đầy máu bên đầu nạn nhân, người điều tra đã đặt cả cái thước vào mà ông vẫn không thấy, chỉ khi đợi Hải khai ra mới biết đấy là hung khí cùng với con dao đã rửa giấu sau tấm bảng thì lạ thật. Rồi ông còn nói Hải đã có 25 lời nhận tội. Tôi xin thưa, ông Nén từng có 50 lời nhận tội mà ông ấy vẫn oan đấy. 25 chứ 2 vạn 5 ngàn lời nhận tội thì cũng vô nghĩa nếu không có bằng chứng xác thực. Cộng sự ông từng biện giải: “Nếu không giết người sao lại nhận tội?”. Tôi nghĩ: Ai ở trong hoàn cảnh Hải cũng phải làm như vậy, nhất là khi bị bức cung. Có người cứ nhận bừa để sống được cái đã, rồi ra tòa sẽ kêu oan với quan tòa. Họ tin quan tòa công minh. Nhưng quan tòa lại tin người điều tra chứ mấy ai tin kẻ “phạm tội”. Thế là án oan vẫn cứ xảy ra. Ông Chấn, ông Long, ông Nén cũng đã từng bị tuyên tử hình. Ông Chấn còn bảo: “Suốt cả tháng trời người ta cứ bắt tôi phải tập đâm người, kéo xác người. Khi tôi làm thành thạo rồi, người ta mới quay phim, chụp ảnh rồi lấy đó làm bằng chứng kết tội tôi”. Thế thì làm sao tin lời nhận tội của Hải trong khi cả hiện trường vụ giết người không có dấu vân tay nào của Hải. Có người còn đưa ra bằng cứ hùng hồn, cũng vẫn là lời… nhận tội của Hải, là Hải còn đề nghị được thi hành án nhanh. Điều này đúng hệt như ý của cơ quan xét xử.

Chính ông Đinh Văn Sang đã nói: “Sao không giết quách Hồ Duy Hải đi. Để lâu quá rồi, mà chẳng thấy xi nhê gì. Để Hải là còn phức tạp, còn mất ổn định chính trị ở địa phương”. Coi mạng dân như cỏ rác. Giết người không có bằng cớ mà lại mong ổn định chính trị ư? Tôi không ngờ ông chánh án mà lại ăn nói hồ đồ, bạt mạng và vô chính trị đến mức như vậy. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Hải đi. Ba lần bị tuyên tử hình. Tòa cao nhất cũng tuyên tử hình và đơn xin ân xá cũng bị bác thì còn biết trông vào đâu? Đêm nào cũng nơm nớp chờ cái chết đến, chỉ ngày mới chập chờn ngủ. Rồi lúc nào cũng bị cùm chân. Không phải một ngày mà 13 năm đằng đẵng căng thẳng tột độ như thế. Liệu có ai chịu nổi không? Thà chết ngay còn hơn đau đớn, tuyệt vọng. Ở đây sự sợ hãi cái chết còn kinh khủng hơn bản thân cái chết. Muốn kết tội Hải giết người thì phải có bằng cớ. Mà bằng cớ thì chẳng có gì cả, đặc biệt là dấu vân tay. Vậy tôi xin hỏi: Dấu vân tay có đầy trong hiện trường, trên cái thớt đầy máu và trên cả cơ thể nạn nhân ấy là dấu vân tay của ai? Điều dân cần biết và cũng là mấu chốt tìm ra thủ phạm để giải được vụ án này thì ông lại đánh bài lờ. Các ông bỏ yếu tố rất quan trọng với cách biện hộ rất trẻ con, là bưu điện có nhiều khách hàng qua lại nên không thể xác định được dấu vân tay. Tôi xin thưa: Dấu vân tay của khách chỉ ở quầy giao dịch chứ không ai vào phòng ngủ của nhân viên mà để lại dấu vân tay trên cơ thể nạn nhân và trên cái thớt đầy máu. Tôi đồng ý với Đại biểu Quốc hội Trương Trọng nghĩa là đề nghị hủy bản án, điều tra lại hoàn toàn. Tôi thiết ta mong Chủ tịch nước, Quốc Hội và Bộ Công an sớm thả Hồ Duy Hải, để quản thúc ở địa phương. Hải vẫn là một trong những nghi can cần tiếp tục điều tra. Nếu tìm được bằng cớ phạm tội của Hải thì bắt lại…

- Ông vừa nói mấu chốt của vụ án này là dấu vân tay. Chìa khóa để giải vụ án này cũng là dấu vân tay. Trong khi đó dấu vân tay trong hiện trường lại không trùng với cả mười dấu vân tay của Hải…

- Đúng vậy. Và như thế, có thể nói ngay, không có dấu vân tay nào ở hiện trường trùng với mười dấu vấn tay của Hải thì Hải hoàn toàn ngoại phạm. Ta có thể gạt Hải sang bên để tìm ngay những người có dấu vân tay trùng với dấu vân tay trên cơ thể nạn nhân và trong hiện trường. Kẻ nào có dấu văn tay trùng khớp với những dấu vân tay ấy thì đó chính là nghi phạm. Trước hết là nghi can số 1 Nguyễn Văn Nghị như báo Công An đã chỉ đích danh từ năm 2008. Hãy lôi Nguyễn Văn Nghị ra đi, xem dấu vân tay Nghị có trùng dấu vân tay ở hiện trường không?

- Nhưng không có ai là Nguyễn Văn Nghị. Phóng viên báo Đất Việt đã lục tung tất cả hồ sơ công dân Tiền Giang, không có ai là Nguyễn Văn Nghị mà chỉ có Nguyễn Hữu Nghị. Anh này bán bảo hiểm ở Long An…

- Hãy gạt ngay Nguyễn Hữu Nghị ra. Đấy chỉ là trò nghi binh rất trẻ con. Đừng mất thì giờ. Nguyễn Văn Nghị không phải Nguyễn Hữu Nghị. Hai người quê quán khác nhau, tên đệm khác nhau, năm sinh cũng khác nhau, làm sao là một được. Muốn biết Nguyễn Văn Nghị thì phải hỏi Mi Sơn. Nghị là tình địch của Sơn, Sơn biết rõ nhất. Còn bây giờ, có thể Nghị đã thay đổi tên, và rất dễ dàng thay đổi giấy tờ, thậm chí khó hơn, có thể thay đổi được cả hình dạng, bằng phẫu thuật chỉnh hình. Đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng bảo, sai sót của điều tra Long An là “rất khủng khiếp”. Có lẽ “khủng khiếp” là ở tà thuật này chăng? Vâng! Người ta có thể có phép tà thuật, tàng hình, làm thay đổi toàn bộ nhân dạng, nhưng không bao giờ thay đổi được dấu vân tay. Đó là thứ không làm giả được. Vì thế, dấu vân tay là dấu hiệu quan trọng để nhận dạng một con người. Đây là chứng chỉ đã được quốc tế hóa. Trong Chúng minh thư trước đây hay Căn cước công dân bây giờ, vẫn có dấu vân tay. Ra nước ngoài, ta cũng phải đưa hai ngón tay vào máy điện tử để in dấu vân tay ở cửa Hải quan. Dấu vân tay ấy sẽ được lưu lại. Trước đây, dù có dấu vân tay ở các cơ quan an ninh, nhưng việc truy tìm cũng rất vất vả, khó khăn, vì phải lục cả một đống giấy tờ, sổ sách. Bây giờ lưu trữ bằng điện tử. Dữ liệu lại được liên thông toàn quốc, thậm chí liên thông toàn cầu. Vì thế nếu muốn truy tìm Nguyễn Văn Nghị hay bất cứ nghi can nào khác cũng không phải là khó. Cứ đưa dấu vân tay ra mà truy nã toàn quốc hay truy nã toàn cầu là ra ngay. Chỉ có chui xuống âm phủ mới có thể trốn thoát. Còn vẫn sống thì không thể thoát được, dù thay tên đổi dạng ở trong nước hay đã được định cư ở nước ngoài. Vụ án này rất phức tạp, vì đã bị thay đổi hiện trường. Nhưng vẫn có cách tháo gỡ để tìm ra đúng hung thủ. Chỉ có điều người ta có muốn tìm hay không mà thôi. Đây là vụ án kinh tởm nhất từ trước đến nay trong con mắt người dân và bạn bè quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội quan tâm đến thu hút nhân tài cho Thủ đô Bình luận

Đại biểu Quốc hội quan tâm đến thu hút nhân tài cho Thủ đô

TTTĐ - Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến các quy định về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài...
Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Xem thêm