Tag

Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá

Xã hội 25/07/2024 14:02
aa
TTTĐ - Sáng 25/7, báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức toạ đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá”. Các chuyên gia, nhà quản lý phân tích, làm rõ hơn về những chính sách nổi bật trong Luật Thủ đô năm 2024, về tầm quan trọng của những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đối với thực tiễn hiện nay.
Đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống, cơ hội vàng bứt phá Luật Thủ đô tạo động lực thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ Luật Thủ đô sẽ sớm được cụ thể hóa để đi vào cuộc sống Sớm quyết nghị cơ chế chính sách để cụ thể hoá Luật Thủ đô

Buổi toạ đàm nhằm tiếp tục tham góp thêm các ý kiến trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản để cụ thể hóa các quy định trong Luật theo hướng đồng bộ, chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi, đặc biệt là các chính sách mới liên quan đến phân cấp phân quyền, phát triển đô thị, chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn theo mục tiêu đã đặt ra.

Các đại biểu tham dự buổi toạ đàm
Các đại biểu tham dự buổi toạ đàm

Tham gia tọa đàm có các diễn giả: Ông Nguyễn Công Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng; Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giao thông vận tải Hà Nội.

Về phía báo Kinh tế & Đô thị có ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập; cùng đại diện phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội.

Trước khi diễn ra buổi toạ đàm, Ban tổ chức cùng các vị khách mời, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh cho biết: Thực hiện Kế hoạch của UBND TP Hà Nội về đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để tiếp tục thông tin về những chính sách nổi bật, góp phần đưa Luật vào cuộc sống, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá”.

Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Luật Thủ đô 2024 được thông qua, không chỉ là tin vui lớn với chính quyền và Nhân dân Thủ đô, mà còn mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ, của cả nước về một Thủ đô phát triển xứng tầm trong tương lai.

Những cơ chế đột phá, đặc thù, vượt trội trong Luật sẽ góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế phát sinh trong thực tiễn, để tạo cơ sở xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Trong thời gian này, TP Hà Nội đang triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; phối hợp các bộ, ngành tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để luật sớm đi vào cuộc sống.

TP Hà Nội cũng sẽ ban hành quyết định hoặc trình HĐND TP ban hành nghị quyết quy định phân cấp được quy định trong Luật Thủ đô 2024 của từng ngành, lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, đầy đủ theo chuyên ngành và đồng bộ, đầy đủ cho cấp huyện, cấp xã theo quy định.

Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu khai mạc buổi tọa đàm
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

"Tổ chức tọa đàm này, chúng tôi kỳ vọng, gợi mở để cùng các chuyên gia, nhà quản lý phân tích, làm rõ hơn về những chính sách nổi bật trong Luật Thủ đô 2024, về tầm quan trọng của những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đối với thực tiễn hiện nay.

Đồng thời, từ thực tiễn, phân tích, đề xuất thêm các ý kiến liên quan trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản để cụ thể hóa các quy định trong Luật theo hướng đồng bộ, chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi, đặc biệt là các chính sách mới liên quan đến phát triển đô thị, chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo, để đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn theo mục tiêu đã đặt ra. Qua đó, cùng góp phần để các cơ chế, chính sách đảm bảo tính khả thi, tạo hiệu quả như mong muốn khi Luật Thủ đô đi vào cuộc sống" - ông Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực, phát triển giao thông

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả đã trao đổi thông tin làm rõ thêm Luật Thủ đô 2024 được xây dựng trong bối cảnh Luật Thủ đô năm 2012 chưa giải quyết, đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển của Hà Nội, Vùng Thủ đô. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung những cơ chế chính sách đặc thù.

Các cơ chế chính sách đặc thù này được Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu ra và Luật Thủ đô 2024 đã thể chế được toàn bộ yêu cầu của Nghị quyết 15 và các Nghị quyết khác về phát triển Thủ đô theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Các chính sách cơ bản và cơ chế chủ chốt của Luật Thủ đô 2024 bao gồm: Tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô (Chương 2). Trong đó, quy định về tổ chức chính quyền đô thị; từ HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn của thành phố cũng như các quận, huyện. Trong Luật Thủ đô có rất nhiều nội dung phân quyền của các cơ quan Trung ương cho TP Hà Nội.

Ví dụ như: Cơ chế đầu tư, xây dựng đường sắt đô thị theo định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD), phát triển nông thôn. Trong khi, Luật Thủ đô năm 2012 không có nội dung phát triển nông thôn. Cùng đó, Luật Thủ đô 2024 quy định phát triển các chính sách về y tế và an sinh xã hội; các chính sách, quy định về sử dụng tài sản công trong nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, đây là quy định mới mà hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đề cập đến, mà Luật Thủ đô 2024 đã có.

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả đã phân tích, làm rõ hơn những chính sách nổi bật trong Luật Thủ đô 2024
Tại buổi toạ đàm, các diễn giả đã phân tích, làm rõ hơn những chính sách nổi bật trong Luật Thủ đô 2024

Tiếp tục bổ sung các cơ chế đã có sẵn về tài chính như huy động nguồn lực về tài chính và quy hoạch phát triển đô thị, phát triển giao thông. Đây là những nội dung đã được Luật Thủ đô năm 2012 đề cập nhưng lần này tiếp tục bổ sung và làm rõ hơn để có các điều kiện để phát triển.

Một nội dung rất quan trọng là phát triển văn hóa Thủ đô, các cơ chế để phát huy phát triển các giá trị văn hóa, công trình văn hóa. Ngoài ra, một nội dung rất quan trọng là phát huy tính đầu tàu của Thủ đô, đó là nội dung về liên kết vùng, quy định cho Thủ đô được sử dụng ngân sách của mình hỗ trợ các tỉnh có liên quan và đầu tư ra các tỉnh xung quanh. Đây là những nội dung thể hiện rõ chính sách Thủ đô là đầu tàu của vùng cũng như cả nước để thu hút các nguồn lực phát triển.

Đọc thêm

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão Xã hội

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão

TTTĐ - UBND quận Đống Đa vừa có báo cáo nhanh về công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn quận tính đến 5h ngày 8/9/2024.
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Môi trường

Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TTTĐ - Sáng nay (8/9), sau khi bão số 3 đi qua, huyện Mê Linh (Hà Nôi) tiến hành kiểm tra đánh giá sửa chữa các hư hỏng các công trình giao thông, đê điều, thủy lợi, phục hổi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 Môi trường

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão Muôn mặt cuộc sống

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi bão số 3 đi qua.
Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão Muôn mặt cuộc sống

Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở ngành tập trung xử lý, thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Thủ đô.
Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1 Môi trường

Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của huyện Thạch Thất (Hà Nội), đến rạng sáng 8/9, mực nước trên sông Tích đã vượt ngưỡng báo động 1, đạt 7.38m. Trên địa bàn có khoảng 400 héc-ta lúa và hoa màu bị đổ, ngập úng.
Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu Môi trường

Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu

TTTĐ - Nhằm ứng phó với tình hình mực nước các sông lên nhanh sau bão số 3, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu. Đến thời điểm sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người, chưa có sự cố đê điều.
Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân Môi trường

Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân

TTTĐ - Báo cáo nhanh của thị xã Sơn Tây sáng 8/9 cho hay, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, 424 cây lấy gỗ, bóng mát bị gãy đổ, một số nhà bị tốc mái.
Xem thêm