Tag

Lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh?

Sức khỏe 03/12/2021 13:00
aa
TTTĐ - Thực hiện sàng lọc sau sinh từ 24-72 giờ bằng cách lấy máu gót chân của trẻ giúp các bác sĩ tầm soát một số bệnh lý di truyền, rối loạn chuyển hóa ở trẻ, giảm thiểu số lượng trẻ em bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác.
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh Tầm quan trọng của sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân Lấy máu gót chân: Bước sàng lọc quan trọng đầu đời của trẻ Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh xét nghiệm giúp phát hiện nhiều bệnh sớm

Tại sao cần phải xét nghiệm sàng lọc sơ sinh?

Hiện nay, với trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, chính vì vậy nhu cầu nâng cao chất lượng dân số là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm.

Tuy nhiên, nhiều bệnh không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sơ sinh, do đó việc điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, thực hiện sàng lọc sơ sinh nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa ảnh, và các bệnh bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bệnh lý được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng phục hồi và phát triển bình thường cao.

Sàng lọc lấy máu gót chân vì những đứa trẻ khỏe mạnh
Sàng lọc lấy máu gót chân vì những đứa trẻ khỏe mạnh

Trẻ mắc bệnh rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa bẩm sinh nếu không được chữa trị kịp thời thường có nguy cơ cao bị thiểu năng trí tuệ, kém phát triển. Tuy nhiên, những bệnh lý này thường chưa bộc lộ rõ ràng ở trẻ sơ sinh nên rất khó phát hiện và chẩn đoán.

Cho đến khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu lâm sàng thì đã được xem là giai đoạn muộn để chữa trị, hầu hết không còn khả năng hồi phục hoàn toàn.

Sàng lọc sơ sinh thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân sẽ giúp trẻ phát hiện và được chữa trị sớm một số bệnh lý rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa bẩm sinh, nhờ đó mà tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 95%, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Những bệnh lý sẽ được phát hiện sớm

Những bệnh lý có thể được phát hiện sớm thông qua lấy máu gót chân điển hình có thể kể đến như thiếu men G6PD.

Đây là dạng bệnh lý di truyền dẫn đến vàng da. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý về não. Nhiều trường hợp thiếu men này nhưng giai đoạn sơ sinh không bị vàng da thì thời gian sau đó sẽ bùng phát bệnh, khó thoát khỏi nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, lấy máu gót chân có thể phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh. Tuyến giáp nằm phía trước cổ, là tuyến nội tiết có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động và trưởng thành của mọi tế bào. Nếu bị suy giáp bẩm sinh thì ở giai đoạn sơ sinh tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone và trẻ dễ bị đần độn về trí tuệ.

Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là căn bệnh lý di truyền nhưng có tỷ lệ hiếm cũng sẽ có thể được phát hiện qua lấy máu gót chân. Bệnh khiến cho tuyến thượng thận không thể sản xuất hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của trẻ. Hệ lụy của điều ấy là bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính. Việc điều trị bệnh cần kéo dài trong suốt cuộc đời chứ không thể chữa dứt điểm được. Sau này khi bé gái lớn lên sẽ phải sinh mổ.

Lấy máu gót chân cũng giúp phát hiện sớm bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose. Trẻ mắc bệnh galactosemia thường không có biểu hiện triệu chứng khi mới sinh ra. Tuy nhiên sau một vài ngày hoặc sau khi uống sữa, bố mẹ có thể thấy bé bị vàng da, tiêu chảy, nôn mửa sớm và bé không tăng cân.

Lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh?
Tầm quan trọng của sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân

Xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh galactosemia thường được thực hiện trong tuần đầu tiên sau khi trẻ sinh ra. Đây cũng là một phần của sàng lọc sơ sinh chuẩn.

Bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanine (Phenylketonuria) cũng là một trong những bệnh “hiếm” có thể được phát hiện qua việc sàng lọc sơ sinh. Theo tiến sĩ, bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), đây là bệnh rối loạn gây tích tụ phenylalanin, một axít amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp nhưng có sẵn trong thức ăn.

Bình thường, phenylalanin dư thừa được chuyển thành tyrosin (một axít amin khác) và được loại bỏ khỏi cơ thể. Nếu không có enzym để chuyển đổi phenylalanin thành tyrosin, phenylalanin sẽ tích tụ trong máu và gây độc cho não, gây ra khuyết tật trí tuệ.

Bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanine thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sàng lọc thường quy.

Để xét nghiệm, theo nguyên tắc thì máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, thường thì các bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân bởi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện xét nghiệm. Thêm vào đó, gót chân là bộ phận kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể bé nên khi lấy máu sẽ ít bị đau hơn.

Các nhân viên y tế sẽ thực hiện việc lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng từ 24h - 72h , tốt nhất là từ 48h - 72h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh. Những trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng. Máu lấy ra sẽ được thấm lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi Tin Y tế

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng Tin Y tế

Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng

TTTĐ - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai Tin Y tế

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai

TTTĐ - Viện Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị thành công hai bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVT) - một bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ sót, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.
Ho kéo dài không rõ nguyên do có dị vật "ẩn náu" trong khe amidan trái Tin Y tế

Ho kéo dài không rõ nguyên do có dị vật "ẩn náu" trong khe amidan trái

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một cụ bà N.T.T. (79 tuổi, Nam Định) nhập viện vì ho kéo dài nhiều tuần không rõ nguyên nhân.
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025 Tin Y tế

Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025

TTTĐ - Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống y tế của năm” và “Đổi mới công nghệ y tế của năm” tại khu vực Châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ trao giải Healthcare Asia Awards 2025 - giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Tin Y tế

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

TTTĐ - Ngày 10/4, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2025 - 2030.
Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản Tin Y tế

Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản

TTTĐ - Ngày 10/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật cấp cứu trường hợp bé gái 11 tuổi bị chó nhà 18kg cắn vùng cổ khiến thực quản bị thủng.
Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO Tin Y tế

Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO

TTTĐ - Bệnh nhân mắc cúm A nặng với biến chứng suy hô hấp cấp tiến, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO để cứu sống bệnh nhân trước tình trạng nguy kịch.
Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt Tin Y tế

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt

TTTĐ - Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh liệt nửa mặt của người trẻ hiện nay là ít tập luyện thể thao, tắm đêm, thức khuya, ngủ không đủ giấc, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá…
“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép Tin Y tế

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

TTTĐ - Tự quảng cáo là bác sĩ có học hàm, học vị “khủng” song kiểm tra thực tế tại cơ sở “Thẩm mỹ viện Athena” và “B.Vien Mỹ” đều không có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn ngang nhiên phẫu thuật hút mỡ “chui”.
Xem thêm