Tag

Lấy máu gót chân: Bước sàng lọc quan trọng đầu đời của trẻ

Sức khỏe 14/11/2019 08:27
aa
TTTĐ- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng lấy máu gót chân là phương pháp xét nghiệm sàng lọc bệnh bẩm sinh hiệu quả. Thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân bố mẹ có thể biết được trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để tìm phương án điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của trẻ.

Lấy máu gót chân: Bước sàng lọc quan trọng đầu đời của trẻ

Trẻ được lấy máu gót chân để phát hiện một số bệnh lý

Bài liên quan

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ phát hiện những bệnh gì?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh xét nghiệm giúp phát hiện nhiều bệnh sớm

Thành lập Trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý bệnh hiếm

Chỉ có 40% trẻ được sàng lọc sơ sinh

Vì sao phải lấy máu ở gót chân

Theo các bác sĩ, phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa và di truyền trong thời kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của đứa trẻ thường chưa bộc lộ rõ ràng, rất khó phát hiện và chẩn đoán.

Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đã được chứng minh thì đã là giai đoạn muộn, không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Chính vì vậy, hiện nay khi đến các bệnh viện phụ sản hoặc các khoa sản để sinh, bố mẹ các bé đều được tư vấn tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh.

Đây là một giải pháp y khoa được thực hiện thường quy cho tất cả cá bé sơ sinh trong vòng 48 giờ sau khi chào đời.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được thực hiện bằng cách đo thính lực, nhĩ lượng và lấy máu gót chân của trẻ nhằm tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa, nội tiết và các bệnh tật bẩm sinh như: thiếu men G6PD, thiểu năng trí tuệ, tăng tuyến thượng thận bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, tan máu bẩm sinh…

Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng tại sao cứ phải lấy máu ở gót chân mà không phải là ở vị trí khác. Thực ra, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể lấy máu để xét nghiệm.

Tuy nhiên, việc các bác sĩ, nhân viên y tế lựa chọn lấy máu ở gót chân là bởi lượng máu ở đây khá dồi dào nên đủ lượng cần thiết cho xét nghiệm. Thêm vào đó, phần gót chân trẻ kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu trẻ sẽ ít bị đau hơn.

Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm

Những bệnh lý có thể được phát hiện sớm thông qua lấy máu gót chân điển hình có thể kể đến như: bệnh thiếu men G6PD. Thiếu men G6PD là dạng bệnh lý di truyền dẫn đến vàng da. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý về não. Nhiều trường hợp thiếu men này nhưng giai đoạn sơ sinh không bị vàng da thì thời gian sau đó sẽ bùng phát bệnh, khó thoát khỏi nguy cơ tử vong.

Sau đó là bệnh suy giáp bẩm sinh. Tuyến giáp nằm phía trước cổ, là tuyến nội tiết có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động và trưởng thành của mọi tế bào. Nếu bị suy giáp bẩm sinh thì ở giai đoạn sơ sinh tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone và trẻ dễ bị đần độn về trí tuệ.

Ngoài ra, việc lấy máu gót chân giúp phát hiện sớm bệnh tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Đây cũng là bệnh lý di truyền nhưng có tỷ lệ hiếm. Bệnh khiến cho tuyến thượng thận không thể sản xuất hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của trẻ.

Hệ lụy của bệnh này là bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính. Việc điều trị bệnh cần kéo dài trong suốt cuộc đời chứ không thể chữa dứt điểm được. Sau này khi bé gái lớn lên sẽ phải sinh mổ.

Đặc biệt, sàng lọc sơ sinh còn giúp phát hiện căn bệnh nguy hiểm Thalassemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, thừa sắt, xơ gan…

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời. Do đó, bệnh nhân Thalassemia phải chịu rất nhiều thiệt thòi, điều trị gian nan, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, gia đình và toàn xã hội.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, trẻ được phát triển toàn diện hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể làm bé bị khuyết tật hoặc tử vong; đỡ gánh nặng cho gia đình, xã hội khi nuôi dưỡng trẻ bệnh tật, lại cải thiện chất lượng giống nòi.

Đọc thêm

Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học Sức khỏe

Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học

TTTĐ - Ngày 18/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Hội Thính học Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện về lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ

TTTĐ - Huyện Mê Linh tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 Tin Y tế

Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm y tế (TTYT) Sơn Tây đã kịp thời triển khai phương án, kế hoạch đảm bảo công tác y tế và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Để chủ động chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mùa mưa bão và đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đáp ứng y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa Tin Y tế

Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa

TTTĐ - TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã đi thăm, trao tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập lụt.
Không để xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không để xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Sau cơn bão số 3 (Yagi), huyện Mỹ Đức tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đã đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão, đặc biệt là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, ổn định đời sống người dân.
VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam Tin Y tế

VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup, tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường nội địa với các thỏa thuận hợp tác mới nhất cùng Medlatec và Vikomed.
Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa

TTTĐ - UBND phường Thống Nhất, TP Pleiku, Gia Lai, đã có báo cáo nhanh về việc 21 học sinh trung học cơ sở nghi bị ngộ độc sau khi được đại diện ban phụ huynh tổ chức liên hoan nhân dịp Tết Trung thu.
Đẩy mạnh phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Huyện Thường Tín tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Xem thêm